Kiến thức-thực hành phơng pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức - thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ tại 4 bệnh viện Hà Nội, năm 2005 (Trang 51 - 66)

mẹ sớm của bà mẹ

Kiến thức - thực hành phơng pháp ủ ấm da kề da

Nghiên cứu trên 540 bà mẹ sinh con tại 4 bệnh viện Hà Nội cho thấy: đại đa số bà mẹ (98,7%) cho rằng cần phải giữ ấm trẻ sau sinh nhng chỉ có 13,9% bà mẹ biết về phơng pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh, còn lại 86,1% số bà mẹ cha biết hoặc cha nghe nói gì về phơng pháp này.

Tỉ lệ các bà mẹ biết về phơng pháp da kề da thấp là điều dễ hiểu vì ph- ơng pháp này hầu cha đợc giới thiệu và áp dụng cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh ở 4 bệnh viện trong nghiên cứu cũng nh trên cả nớc. Đối với nhiều bà mẹ, đây là lần đầu tiên họ nghe thấy khái niệm này, một số bà mẹ khác biết da kề da nh là ph- ơng pháp ủ ấm cho trẻ đẻ non/ nhẹ cân hoặc trẻ bị lạnh. Kết quả này tơng tự với kết quả điều tra ban đầu thực hiện tại Khoa Sản của một Trung tâm y khoa Anh quốc vào tháng 3/2000, nơi mà ủ ấm da kề da cha phải là thực hành thờng quy trong chăm sóc trẻ sơ sinh nên phần lớn các bà mẹ đợc hỏi đều trả lời rằng họ cha nghe nói và cha biết thế nào là phơng pháp da kề da [38].

Khi phân tích sâu hơn, sự hiểu biết của bà mẹ về phơng pháp này cũng cha đầy đủ. Với câu hỏi nhiều lựa chọn về lợi ích của tiếp xúc da kề (biểu đồ 3.3) thì tần số về tác dụng giữ ấm chiếm tỉ lệ cao nhất (66,6%), còn tần số về lợi ích giữ ấm + dễ cho bú sớm+ dễ theo dõi có tỉ lệ thấp nhất (1,3%) mặc dù ph- ơng pháp da kề da còn nhiều lợi ích khác nữa cho cả trẻ sơ sinh và bà mẹ [26], [57].

Với kết quả về kiến thức nh vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉ lệ các bà mẹ ủ ấm trẻ sơ sinh bằng phơng pháp da kề da ngay sau đẻ rất thấp, chỉ có 9 bà mẹ (1,7%) có thực hành này cho con mình. Một thực hành không tốt

nữa trong việc giữ ấm trẻ sau sinh là tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ của các bà mẹ trong nghiên cứu vẫn chiếm tỉ lệ cao (40%).

Theo nghiên cứu của Lozoff, ở các nớc kém phát triển, phơng pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh ít đợc thực hiện vì không có nỗ lực đặc biệt nào giúp mẹ con tiếp xúc da kề da với nhau trong những phút đầu sau khi sinh [47]. Tại Bắc ấn Độ, một nghiên cứu về thân nhiệt trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ trên những trờng hợp sinh tại nhà cho thấy 97,3% trong số 189 trẻ sơ sinh đ- ợc nằm cạnh mẹ sau khi đẻ nhng không trẻ nào đợc tiếp xúc da kề da với mẹ [45]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu tại những nơi có áp dụng, có sự hỗ trợ, hớng dẫn các bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh thì thực hành này cao hơn đáng kể. Theo Awi, tỉ lệ bà mẹ áp dụng phơng pháp ủ ấm da kề da cho trẻ trong vòng 30 phút sau sinh tại một bệnh viện của Nigeria (2005) là 38,4% [19], tại một số Bệnh viện Thân thiện Trẻ nhỏ ở Zambia là 24% [68]. Tại khoa sản của một trung tâm chăm sóc sức khỏe Anh (2000) thực hành da kề da là 16% [38].

Cũng nh kết quả của các nghiên cứu đợc thực hiện ở nơi mà phơng pháp ủ ấm da kề da cha đợc giới thiệu và áp dụng [45], [47], tỉ lệ bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da cho con rất thấp trong nghiên cứu của chúng tôi là do đây chỉ là kết quả điều tra ban đầu ở các bệnh viện mà phơng pháp này hầu nh không đợc áp dụng trong chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Các bà mẹ trong nghiên cứu cha bao giờ đợc t vấn, đào tạo, hớng dẫn và hỗ trợ thực hiện da kề da từ cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cũng nh tại các lần khám thai trớc sinh. Các bà mẹ biết về phơng pháp này chủ yếu là qua tự tìm hiểu sách báo tr- ớc khi chuẩn bị sinh con (biểu đồ 3.6).

Điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của nớc ta cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da cho con thấp. Một số bà mẹ thấy không cần thiết hoặc không thoải mái ở t thế này khi thời tiết nóng. Ngoài ra, sự hiểu biết ít và cha đầy đủ về phơng pháp da kề da nh đã

nói đã lý giải cho sự chênh lệch giữa mức kiến thức và thực hành của các bà mẹ (13,9% số bà mẹ biết nhng chỉ có 1,7% áp dụng phơng pháp này để ủ ấm cho con).

Về nguồn tiếp cận với thông tin về phơng pháp ủ ấm da kề da. Trong số 75 (13,9%) bà mẹ biết về phơng pháp da kề da, đa số (72%) bà mẹ biết đợc lợi ích của phơng pháp qua các phơng tiện thông tin đại chúng nh sách báo, đài, tivi, chỉ 9,3% bà mẹ biết qua cán bộ y tế trong bệnh viện và 8% qua gia đình và bạn bè, không bà mẹ nào đợc biết qua cán bộ y tế xã phờng (biểu đồ 3.6). Chứng tỏ vai trò của nhân viên y tế cha đợc phát huy, hơn nữa chính bản thân cán bộ y tế cha thực sự hiểu về lợi ích, cách thực hiện cũng nh cha đợc tập huấn về kỹ thuật này. Theo kinh nghịêm từ các nớc khác, để thúc đẩy thực hành da kề da giữa mẹ và trẻ sơ sinh, cán bộ y tế phải là ngời trực tiếp hớng dẫn giúp đỡ bà mẹ [17]. Vì vậy, trớc tiên cần phải tăng cờng kiến thức thực hành của cán bộ y tế trực tiếp hoặc có liên quan đến lĩnh vực chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh về phơng pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh. Một khi đợc áp dụng, phơng pháp này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà mẹ và trẻ sơ sinh nh tăng tỉ lệ và thời gian bú mẹ, giảm tỉ lệ hạ nhiệt ở trẻ sơ sinh, giảm số ngày nằm viện. Đối với cộng đồng, can thiệp này làm giảm tỉ lệ tử vong và mắc bệnh, nhất là ở các nớc đang phát triển; giảm bớt tiêu hao các nguồn tài chính và thúc đẩy sức khỏe gia đình nói chung [17].

Một điều quan trọng trong việc giữ ấm trẻ sơ sinh là không tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh mà chỉ nên tắm trẻ sau 24 giờ hoặc 72 giờ khi trẻ ổn định và có thân nhiệt bình thờng [84]. Một thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng ở Uganda cho thấy tắm trẻ sơ sinh ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh làm tỉ lệ hạ nhiệt ở trẻ tăng có ý nghĩa thống kê mặc dù trẻ đã đợc tắm nớc ấm và đợc ủ ấm da kề da với mẹ [13]. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, vẫn còn tới 40% bà mẹ cho con tắm trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ (thực hành không tốt trong việc giữa ấm trẻ), 1/3 số trẻ này đợc tắm trong vòng 6 giờ đầu, là thời

điểm dễ gây hạ nhiệt ở trẻ.

ở hầu hết các cộng đồng thuộc các nớc kém phát triển, trẻ sơ sinh gần nh luôn đợc tắm ngay sau đẻ [47]. Một nghiên cứu trên 240 bà mẹ sinh con tại nhà ở Pokhara, Tây Nepal từ tháng 1-2/ 2006, phần lớn trẻ (93,8%) đợc tắm ngay sau khi sinh [64]. Theo thực hành cổ truyền ở Canada, trẻ sơ sinh không đợc ở cùng với mẹ ngay khi sinh, mà đợc cán bộ y tế chăm sóc và thờng thì trẻ đợc tắm ngay sau đẻ [48]. Tại Bắc ấn Độ, tỉ lệ trẻ sơ sinh đợc tắm trong vòng 24 giờ sau khi sinh là 65% [45]. Tỉ lệ tắm trong ngày đầu sau sinh theo kết quả của chúng tôi là 40% thấp hơn so với các nghiên cứu trên. Sở dĩ nh vậy là do đối t- ợng của các nghiên cứu trên [45], [64] là các bà mẹ sinh con tại nhà, chắc chắn là sẽ có kiến thức hiểu biết thấp hơn so với đối tợng các bà mẹ sinh con tại bệnh viện nh trong nghiên cứu của chúng tôi.

ở nớc ta cha có số liệu cụ thể về thực hành trong vòng 24 giờ sau đẻ nhng với những số liệu hạn chế cũng cho thấy đây là một thực hành phổ biến trong chăm sóc trẻ sơ sinh. Theo báo cáo của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Mỹ thực hiện vào năm 2002 khi khảo sát thực địa ở một số bệnh viện ở Cần Thơ, Quảng Trị và Huế: trẻ sơ sinh không đợc lau khô, ủ ấm ngay sau đẻ mà phải chờ đến khi hút nhớt và làm rốn xong [37]. Khi trời nóng, ngời ta thờng bật quạt trần trong khi chăm sóc trẻ, không quấn tã, mặc áo khi cân trong phòng không đủ ấm và tắm trẻ ngay sau khi đẻ là nguyên nhân gây hạ nhiệt. Không những thế, tắm sớm còn làm mất lớp chất gây trên ngời trẻ có tính chất bảo vệ và chống nhiễm khuẩn [87].

Tóm lại, thực hành ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh thấp, thực hành tắm trẻ sớm trong vòng 24 giờ sau sinh tơng đối cao cũng phù hợp với những số liệu (tuy còn hạn chế) về thực trạng giữ ấm cho trẻ sơ sinh ở nớc ta nói chung cũng nh trên thế giới. Theo số liệu của Viện Nhi Trung ơng 1998-2000, có tới 65,9% số trẻ sơ sinh nhập viện liên quan đến hạ thân nhiệt. Đặc biệt trong tổng số sơ sinh tử vong tại bệnh viện trong 24 giờ đầu sau đẻ có đến 32% có dấu hiệu hạ

nhiệt. Một nghiên cứu tại Hải Phòng cho thấy hạ thân nhiệt chiếm 35% trong tổng số tử vong sơ sinh sớm [7]. Tơng tự, tại Hà Tây cũng có đến 35% trẻ sơ sinh tử vong có biểu hiện hạ thân nhiệt [26]. Có khoảng 20% số trẻ đợc đẻ tại nhà có nhiều nguy cơ hạ thân nhiệt hơn do bà mẹ và gia đình không hiểu rõ về về tầm quan trọng của việc lau khô và ủ ấm ngay sau đẻ. Tổng kết của TCYTTG cũng cho thấy hạ nhiệt ở trẻ sơ sinh là một vấn đề khá phổ biến ở nhiều nớc trên toàn thế giới. Tại một bệnh viện ở Ethiopia, 67% số trẻ sơ sinh nhẹ cân và trẻ có nguy cơ cao vào khoa chăm sóc đặc biệt có biểu hiện hạ thân nhiệt. Tơng tự ở ấn Độ, trẻ sơ sinh hạ nhiệt có tỉ lệ tử vong cao gấp đôi so với trẻ không bị hạ nhiệt [84].

Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy, cần nâng cao hơn nữa hiểu biết của bà mẹ và cán bộ y tế về kiến thức, thực hành giữ ấm trẻ sau sinh, qua các chiến lợc truyền thông, giáo dục, cung cấp thông tin thích hợp nhằm hạn chế tình trạng hạ nhiệt, góp phần phòng tránh các trờng hợp bệnh tật và tử vong liên quan đến nguyên nhân hạ nhiệt ở trẻ sơ sinh.

Kiến thức- thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh còn thấp ( 44,3%). Tuy nhiên, thực hành tốt là không cho trẻ ăn/uống các thứ khác trớc khi bú mẹ lần đầu khá cao (74,8%). T thế đúng của mẹ và trẻ sơ sinh khi cho con bú chiếm tỷ lệ thấp (24,1%), trong khi đó t thế không đúng cao gấp 3 lần (75,9%).

Hiện nay, trên thế giới, nuôi con bằng sữa mẹ là một thực hành phổ biến nhng tỉ lệ bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh nói chung rất thấp. ở châu á, chỉ có gần 20% số trẻ sơ sinh đợc bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh [79]. Nghiên cứu tại thành phố Jinan, Trung Quốc cho thấy 51% bà mẹ cho con bú lần đầu sau một giờ [44]. Tại Khoa Sản, Trờng Y Quốc gia Calcutta ấn độ 1997, chỉ có 14,3% số trẻ đẻ thờng đợc bú mẹ trong vòng một

giờ đầu sau khi sinh [33]. Tại các bệnh viện thuộc bang Nassarawa, Nigeria 1999 tỉ lệ trẻ sơ sinh đợc bú trong vòng 24 giờ đầu 28,6% [55].

ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu của Viện Dinh dỡng Quốc gia, tỷ lệ cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu chiếm 57% [12], tỉ lệ này có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng. ở miền Trung tỷ lệ cho con bú sớm chỉ chiếm 39%, trong đó ở miền núi miền Bắc là 68%. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang về thực hành nuôi con của các bà mẹ nội ngoại thành Hà Nội cho thấy tỉ lệ tỉ lệ bú sớm trong vòng 1/2 giờ đầu sau khi sinh là 30% [10]. Theo một nghiên cứu về sức khỏe và dân số, chỉ có 28% trẻ sơ sinh đợc bú trong một giờ sau đẻ [54]. Lý do không cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau đẻ chủ yếu là do các bà mẹ thiếu hiểu biết về lợi ích của sữa non, lợi ích của việc cho con bú sớm và nhiều nơi là do phong tục tập quán cũ và lâu đời của địa phơng [52].

Tỉ lệ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả một số nghiên cứu nớc ngoài, nhng thấp hơn so với kết quả phân tích của Viện Dinh dỡng [12] có thể do nghiên cứu của chúng tôi đợc tiến hành ở một quần thể bà mẹ với các đặc trng riêng nên không thể đồng nhất với kết quả trên các bà mẹ trên cả nớc. Nói chung, tỉ lệ 44,3% bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau sinh vẫn tơng đối thấp so với thực trạng chung là các bà mẹ trong nghiên cứu đều sống ở nơi có mức phát triển kinh tế xã hội cao, nơi có nhiều thông tin về chăm sóc trẻ sơ sinh nói chung cũng nh nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, với các quảng cáo sữa cho trẻ nhỏ tràn lan nh hiện nay, các bà mẹ ở thành phố có điều kiện kinh tế hơn và cũng tiện lợi hơn khi cho trẻ ăn sữa ngoài so với các bà mẹ ở nông thôn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, còn một yếu tố nữa là những bà mẹ và trẻ đợc đa ra phòng sau đẻ vào thời gian ngời nhà cha đợc phép vào thăm (thờng là từ 7h 30 đến 10h 30 sáng) sẽ không dễ dàng trong việc cho con bú sớm, nhất là bà mẹ sinh con lần đầu và có khó khăn nh còn đau do khâu tầng sinh môn, có vấn đề về núm vú.... Đây cũng là những yếu tố góp phần làm tỉ lệ cho trẻ bú trong vòng

1 giờ đầu trong nghiên cứu của chúng tôi còn thấp (biểu đồ 3.8). Điều này chứng tỏ việc tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ dù đã nâng cao đáng kể hiểu biết của các bà mẹ nhng cần toàn diện hơn và chuyên sâu hơn để bà mẹ và gia đình trẻ hiểu biết hơn về lợi ích của việc cho con bú sớm.

Thực hành cho trẻ ăn các loại thức ăn hoặc nớc uống khác ngoài sữa mẹ trớc khi bú lần đầu. Theo kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bà mẹ cho trẻ ăn uống các thứ khác trớc khi bú mẹ lần đầu là 23,7%, thấp hơn so với một số nghiên cứu trong và ngoài nớc về thực hành hành vi này cho trẻ.

Nghiên cứu ở một thành phố thuộc Trung Quốc cho thấy có 34% trẻ đợc cho ăn nớc, sữa ngoài, nớc đờng hoặc các thứ khác trớc khi bú mẹ lần đầu [44].

ở ấn Độ, 70% số bà mẹ nông thôn và hơn 50% các bà mẹ trí thức thuộc tầng lớp kinh tế xã hội cao ở Bombay cho trẻ ăn uống các thứ khác trớc khi bú mẹ lần đầu [22]. Một nghiên cứu khác của Chhabra ở thành phố Delhi, ấn Độ cũng cho thấy, 76,9% trẻ đợc cho ăn các thức ăn nớc uống khác trớc lần bú đầu tiên [27]. ở một số vùng nông thôn Nigeria, 100% bà mẹ cho con uống nớc, sữa công thức, hoặc trà thảo dợc trớc khi bú lần đầu [55]. Trong một khảo sát ở vùng nông thôn Hoima, Tây Uganda, trên 720 cặp bà mẹ /trẻ, 43% bà mẹ cho con ăn uống các thứ khác tr-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức - thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ tại 4 bệnh viện Hà Nội, năm 2005 (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w