Bắc Hà giai đoạn 2011 – 2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ”. (Trang 87 - 122)

đoạn 2011 – 2013

Bảng 4.9: Thông tin về vốn vay của hộ nghèo tại NHCSXH Huyện Bắc Hà giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số Tỷ trọng (%) I - Tổng số hộ vay Hộ 17 24 19 60

II - Số lượng tiền vay 60 100

1. Từ <= 10 triệu ( Vay ít) Hộ 12 12 20

2. Từ 10 - <=20 triệu (Vay TB) Hộ 8 8 13,33

3. Từ trên 20 triệu (Vay nhiều) Hộ 40 40 66,67

III - Thời hạn vay 60 100

Từ <12 tháng ( Ngắn hạn) Hộ 2 4 6 12 20

Từ 12 – 60 tháng ( Trung và dài hạn) Hộ 14 14 20 48 80

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra

Qua bảng 4.10 cho thấy vùng trung huyện là vay vốn nhiều nhất 20 hộ vay với tổng số tiền là 596 triệu đồng, mức vay BQ/hộ là 298 triệu,do đây là vùng sát thị trấn Bắc Hà, dân cư ở đây trình độ dân trí cao và có xu hướng SXKD nhiều hơn, chủ hộ có kế hoạc làm ăn và mạnh dạn vay nhiều vốn để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, còn vùng thượng huyện là vay thấp nhất trong cả 3 vùng, 334 triệu với 20 hộ vay, mức vay BQ/hộ là 16,7 triệu, điều này có thể được giải thích bởi đây là vùng xa xôi, hẻo lánh, lại là vùng cao, người dân ở đây chủ yếu là người Mông, trình độ dân trí còn thấp, rụt rè trong việc vay vốn mở rộng sản xuất, tâm lý lo ngại sợ làm không đủ tiền trả lãi, trả nợ…

Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu vay vốn phân theo vùng điều tra

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Thượng huyện Trung huyện Hạ huyện

Tổng tiền vay 334 596 432

Số hộ vay 20 20 20

Mức vay BQ/hộ 16,7 29,8 21,6

Mức vốn vay cao nhất 30 35 35

Mức vốn vay thấp nhất 5 5 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra

4.3.9 Đánh giá tình hình sử dụng vốn theo mục đích xin vay của hộ nghèo

Sử dụng vốn vay theo mục đích xin vay chịu tác động của nhiều yếu tố . Qua bảng cho thấy số hộ sử dụng vốn sai mục đích là 22 hộ trên tổng số 60 hộ điều tra chiếm 36,67 %, theo thực tế điều tra tại cơ sở cho thấy mặc dù khi làm đơn xin vay vốn người dân xin vay để mua trâu, ngựa, lợn nái, giống vật tư….nhưng khi vay được tiền lại phát sinh nhiều vấn đề như vợ, chồng, con cái đau ốm phải nằm viện, nhà cửa dột nát nên lấy tiền đó sửa sang nhà cửa, nhiều hộ vay tiền ở ngân hàng chính sách với lãi suất thấp để trả nợ những chỗ mà trước đó vay với lãi suất cao,chi tiêu trong gia đình...điều này có thể được giải thích đơn giản là do người nghèo điều kiện sống của họ thấp hay ốm đau bệnh tật, trình đọ dân trí thấp chưa có khả năng phân tích thị trường và quản lý, sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả, do vậy nên họ cứ luôn bị rơi vào cái vòng luẩn quẩn, vay chỗ nọ đắp chỗ kia, làm không đủ ăn, đủ tiêu…..

Bảng 4.11: Tình hình sử dụng vốn của hộ nghèo vay vốn từ ngân hàng CSXH Huyện Bắc Hà giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Tổng số hộ Tỷ trọng(%)

Số hộ có mục đích sử dụng ban đầu 60 100

Sử dụng vốn đúng mục đích 38 63,33

Sử dụng vốn sai mục đích 22 36,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra Qua bảng 4.12 cho thấy vùng trung huyện có số tiền vốn sử dụng sai mục đích nhiều nhất là 150 triệu, do khi vay hộ xin vay với mục đích mua trâu nái sinh sản là chủ yếu nhng trên thực tế điều tra thì không mua trâu mà dùng và nhiều những mục đích khác như mua ngựa, buôn bán nhỏ lẻ, mua sắm thiết bị trong gia đình…

Bảng 4.12: Kết quả sử dụng vốn vay đúng mục đích theo vùng điều tra

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Thượng huyện Trung huyện Hạ huyện Tổng số tiền vay 334 596 432 Số tiền sử dụng sai mục đích 35 150 30 Số tiền sử dụng đúng mục đích 299 446 402

Đồ thị 4.2: Số tiền sử dụng đúng mục đích và sai mục đích

Khi điều tra thực tế tìm hiểu lí do sử dụng vốn sai mục đích thì có những ý kiến cho rằng:

Hộp 4.1: Lí do sử dụng vốn sai mục đích

“ Thực tế tâm lí người nghèo và nhất là ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hay sợ rủi ro, them vào đó cơ hội để mở mang kiến thức vẫn còn hạn chế nên khả năng lập kế hoạch chi tiết cho từng đồng vốn bỏ ra là rất ít, gần như không có, thường thì làm tới đâu hay tới đó”

Ông Vàng Văn Thành thôn Na Áng A, Xã Na Hối, Huyện Bắc Hà.

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp người dân của tác giả

Kết quả điều tra cụ thể về lí do sử dụng vốn sai mục đích của hộ nghèo ( Bảng 4.13) ở 3 vùng cho thấy, nhắc đến nhiều nhất vẫn là chưa có kế hoạch cụ thể cho từng đồng vốn đầu tư, sợ gặp rủi ro có 10 trong tổng số 22 hộ sử dụng vốn sai mục đích, những hộ này đã xin vay vốn về rồi do tâm lý sợ rủi ro nên tự động thay đổi làm ăn theo lối cũ cho an toàn.

Bảng 4.13: Lý do sử dụng vốn sai mục đích

Đơn vị: hộ

Lí do Thượng huyện Trung huyện Hạ huyện

Chưa có kế hoạch 4 6 2

Sợ gặp rủi ro 2 6 2

Không biết 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra

Đồ thị 4.3: Lý do sử dụng vốn sai mục đích

Áp dụng phương pháp 4why để tìm hiểu nguyên nhân tại sao hộ nghèo sử dụng vốn vay sai mục đích, kết quả thu được như sau:

Why1: Tại sao hộ nghèo sử dụng vốn không đúng mục đích xin vay?

Do chưa có kế hoạch cụ thể cho từng đồng vốn đầu tư, phương án làm ăn đưa ra chỉ chung chung.

Ví dụ: Gia đình anh Sùng Seo Pao, thôn kha phàng 1, xã Bản Già cho biết : Hai vợ chồng bàn nhau đi vay vốn ngân hàng về để chăn nuôi lợn nhưng trên thực tế anh chị chưa quyết định sẽ nuôi con gì, cứ có tiền rồi tính tiếp, cuối cùng có tiền lại đúng đợt mưa bão nhà hỏng, anh chị lại dùng tiền đó để làm lại nhà ở.

Why2: Tại sao hộ nghèo chưa có kế hoạch cụ thể?

Do khả năng lập kế hoạch còn kém, dự tính các tình huống xảy ra chưa nhạy cảm

Ví dụ: Khi được hỏi về kế hoạch cụ thể của gia đình là làm gì khi có vốn thì hầu hết các hộ nghèo cho rằng cứ đầu tư trước đã, cái gì đến sẽ đến, nếu kos khăn quá thì bỏ, làm cái khác

Why3: Tại sao khả năng lập kế hoạch của hộ nghèo còn kém?

Do trình độ của chủ hộ còn thấp, hầu hết trong số họ tốt nghiệp cấp I, không có khả năng dự đoán, phán đoán về tương lai.

Why4: Tại sao trình độ của chủ hộ còn thấp

Do điều kiện kinh tế khó khăn, chủ hộ không được học tập, nâng cao kiến thức. Như vậy, nguyên nhân chủ yếu của việc sử dụng vốn sai mục đích vẫn là do bản thân người dân, vì vậy việc quan tâm giúp đỡ người dân về cách thh]cs làm ăn, cũng như cách lập kế hoạch đầu tư vốn là vô cùng cần thiết, có như vậy mới hạn chế được tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích.

Tóm lại: Với NHCSXH việc khách hàng mà cụ thể ở đây là người nghèo sử dụng vốn vay không đúng mục đích sẽ làm gia tăng rủi ro trong kinh doanh, mà biểu hiện cụ thể là gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu tăng cao ảnh hưởng tới sự phát triển của NH, với hộ nông dân, sử dụng không đúng mục đích xin vay sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống, làm mất lòng tin của bên cho vay.Thực tế cho thấy để người nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích đang là một bài toán khó giải cho không chỉ cán bộ ngân hàng mà cả các cấp, ngành lãnh đạo địa phương, muốn vậy phải đòi hỏi một hệ thống giải pháp đồng bộ từ trên xuống.

4.3.10 Kết quả sử dụng vốn vay

Để tiến hành SXKD hay trồng trọt, chăn nuôi đều phải có khoản tiền ứng ra để đầu tư ban đầu, xã hội càng phát triển thì những chi phí cho các khoản đầu tư đầu vào càng lớn, vì vậy nhu cầu về vốn là vô cùng bức thiết.

Kết quả sử dụng vốn phản ánh rõ trong từng tiêu chí sau:

- Vốn vay làm tăng quy mô sản xuất ở một số ngành chủ yếu - Giải quyết việc làm cho người dân

- Thu nhập của hộ trước và sau khi sử dụng vốn vay

- Vốn vay làm tăng quy mô sản xuất ở một số ngành chủ yếu • Vốn vay làm tăng quy mô sản xuất ở một số ngành chủ yếu

Bảng 4.14: Vốn vay làm tăng quy mô bình quân ở một số ngành chủ yếu Ngành vay vốn ĐVT Trước vay

vốn Sau vay vốn Mức tăng Tỷ lệ tăng(%) 1.Trồng trọt Lúa sào 5 7 2 40 Mầu sào 3 8 5 166,67 2.Chăn nuôi Lợn con 2 8 6 133,33 Trâu bò con 0 1 1 100 Gia cầm con 10 40 30 133,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra

Tăng quy mô sản xuất luôn là ước muốn của những con người có ý chí vươn lên thoát nghèo, nhờ sự hỗ trợ về từ NHCSXH Huyện Bắc Hà đã tạo điều kiện về vốn cho các hộ nghèo có vốn để mở rộng quy mô sản xuất.Cụ thể, qua bảng 4.14 trên cho thấy mức tăng quy mô diện tích trồng mầu là lớn nhất 166,67 5 do ở Bắc Hà địa hình chủ yếu là đồi núi và người dân nơi đây trồng rất nhiều ngô, chè, cây ăn quả ở ven sườn núi nên diện tich đất trồng mầu ăng nhiều nhất, sau đó tới quy mô chăn nuôi lợn và gia cầm 133,33 % do khi có tiền việc mua lợn giống và lợn thịt con để nuôi bột không mất quá nhiều tiền, mua gia cầm như vịt, gà, ngan ngỗng để nuôi cũng tương tự, hơn nữa từ xưa đến nay ở nông thôn ta luôn gắn bó với chuồng lợn, chuồng gà…việc nuôi những con vật này trong nhà dường như đã thành thói quen.

Vậy: Vốn vay đã thực sự làm tăng quy mô sản xuất của hộ nghèo, với mức tăng cao nhất là diện tích trồng mầu , sau đó là chăn nuôi lợn và gia cầm.

Giải quyết việc làm cho người nghèo

Một khi tăng quy mô sản xuất điều tất yếu sẽ là lao động được sử dụng nhiều hơn, số lượng lao động tăng, ngày công tăng, điều này đã tác động tích cực đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là giải quyết việc làm nông nhàn sau mùa vụ.Khi được hỏi về vấn đề vốn vay đã giúp hộ nghèo giải quyết việc làm như thế nào thì một chủ hộ ở vùng hạ huyện cho biết như sau:

Hộp 4.2: Tác động của vốn vay tới tạo việc làm cho người dân

“ Từ khi được vay vốn của NHCSXH, tôi và gia đình đã quyết định xây them chuồng lợn, gà, đào ao để chăn nuôi gia cầm và thủy cầm, do mở rộng quy mô chăn nuôi nên tôi gọi các con đi làm thuê ở Hà Nội về để giúp làm việc, giúp làm nương trồng them nhiều ngô, lúa để lấy thức ăn chăn nuôi và cùng nhau chăn sóc đàn lợn, gà, cá…dù không có thu nhập ngay nhưng chú trọng vào chăn nuôi sẽ nhanh được bán, có vốn để quay vòng vốn, mở rộng them quy mô, bên cạnh đó còn cải thiện bữa ăn gia đình”

Ông Ly Sào Sín, thôn Tống thượng, xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp hộ nghèo của tác giả Thực tế cho thấy người dân đã say mê lao động hơn khi có việc để làm, giảm bớt những việc xảy ra do “ nhàn cư vi bất thiện”.Kết quả điều tra cụ thể mức tăng bình quân của hộ nghèo vay vốn theo mục đích về ngày công lao động được thể hiện rõ ở bảng sau.

Bảng 4.15: Sử dụng vốn vay tác động đến ngày công lao động của các vùng Nhóm hộ Mục đích vay vốn Trước vay vốn (lđ/tháng) Sau vay vốn (ngày lđ/tháng) Mức tăng Tỷ lệ tăng(%)

Thượng huyện Trồng trọt, Chăn nuôi 10 17 7 70

Trung huyện Trồng trọt, Chăn nuôi 15 21 6 40

Hạ huyện Trồng trọt, Chăn nuôi 18 24 6 33,33

Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng cho thấy với những mục đích xin vay thì số ngày công lao động đề tăng lên tương ứng, số ngày công tăng tính theo bình quân số hộ sử dụng mục đích vay vốn đó, mức tăng cao nhất ở vùng thượng huyện do ở đây họ trồng trọt nhiều rau mầu,trồng nhiều ngô, chè, cây ăn quả như mận, đào, lê…nên khi có vốn mở rộng sản xuất hộ đầu tư trồng nhiều hơn nên số ngày công lao động/tháng nhiều hơn, bận rộn hơn.

Tóm lại: việc sử dụng vốn vay đã thực sự tạo them việc làm cho người dân nghèo, từ đó tăng tính cần cù, sáng tạo cho người dân nghèo, từng bước tăng thu nhập để nâng cao đời sống.

Thu nhập của hộ trước và sau khi sử dụng vốn vay

Kết quả cuối cùng mang tính chất quyết định nhất đến hiệu quả của việc vay vốn tín dụng là lượng vốn đó có làm tăng thu nhập cho hộ nghèo không?.và mức tăng đó có đáng để tiếp tục đầu tư hay không?.thực tế đối với hộ nông dân nghèo để xác định được thu nhập của họ không phải là vấn đề đơn giản, vì thế trong nghiên cứu này chúng tôi xin được đề cập tới thu nhập của hộ theo ngành có tham gia vay vốn đó là trồng trọt và chăn nuôi.

Bảng 4.16: Thu nhập bình quân của hộ trước và sau khi sử dụng vốn.

Đơn vị: Nghìn đồng/tháng

Mục đích

vay vốn Trước vay vốn Sau vay vốn Mức tăng

Tỷ lệ tăng(%) 1.trồng trọt Lúa 363 636 273 75,21 Mầu 105 192 87 82,86 2.Chăn nuôi Lợn 504 743 239 47,42 Trâu bò 833 976 143 60 Gia cầm 564 984 420 74,46

Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra Đối với các hộ nghèo thuần nông việc trồng lúa, hoa mầu luôn mang lại thu nhập khá ổn định cho họ, nếu như trước đây chưa có vốn vay để mở rộng quy mô sản xuất thì thu nhập bình quân đối với trồng lúa là 363.000 đồng/tháng, nhưg khi có vốn thì tăng lên 636.000 đồng/tháng, tương ứng tăng 75,21 %.đối với trồng mầu thì thu nhập tăng từ 105.000 đồng/tháng lên tới 192.000 đồng/ tháng tương ứng tăng 82,86 %.nhưng số tiền thu được không nhiều, điều đó cho thấy trồng các loại rau mầu nếu biết cách đầu tư thì lợi nhuận mang lại sẽ cao hơn.Các hộ nghèo nuôi lợn có thu nhập cao hơn với bình quân 504.000 đồng/tháng trước khi vay vốn, sau vay vốn con số đó tăng lên 743.000 đồng/tháng tăng 47,42 %, mức tăng đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải đầu tư them vào thức ăn, con giống rất nhiều.Những hộ nghèo nuôi gia cầm cũng mang lại nguồn thu nhập rất cao, trước vay vốn là 564.000 đồng/ tháng, thì sau vay vốn con số này lên tới 984.000 đồng/ tháng, tương ứng tăng 74,46 %.

hư vậy: Các hộ nghèo nuôi gia cầm có mức tăng cao nhất, còn các hộ trồng mầu có tỷ lệ tăng cao nhất, điều này cho thấy người nghèo nơi đây ên chú trọng vào trồng các loại hoa mầu và nuôi gia cầm ngắn ngày thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn.

Bảng 4.17: Tình trạng thoát nghèo của hộ nghèo vay vốn của NHCSXH Huyện Bắc Hà giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu Tổng số hộ Tỷ trọng (%)

Đã thoát nghèo 24 40

Chưa thoát nghèo 36 60

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra

Đồ thị 4.4: Tỷ trọng số hộ thoát nghèo giai đoạn 2011 - 2013

Với tất cả những nỗ lực của bản thân người nghèo và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đoàn thể, chính quyền địa phương thì việc sử dụng vốn đã đem lại những hiệu quả thiết thực đó là số hộ đã thoát nghèo 24 hộ trên tổng số 60 hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ”. (Trang 87 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w