Đoạn 2011 – 2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ”. (Trang 77 - 87)

phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD), gửi tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng với tổ chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét

những hộ đủ điều kiện để vay vốn, lập danh sách (mẫu 03/TD) trình ủy ban nhân dân xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị và vay vốn tới NHCSXH Huyện Bắc Hà Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã.

Bước 5: UBND cấp xã thong báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thong báo cho tổ TK&VV

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên, hộ gia đình vay vốn biết danh sách

hộ được vay, thời gian, địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân tới từng hộ vay

Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi:

+ Thu nợ gốc: Bên cho vay tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng hộ vay theo quy định sau: Món vay ngắn hạn thu nợ gốc một lần khi đến hạn.Món vay trung hạn phân kỳ trả nợ nhiều lần 6 tháng hoặc 1 năm

+ Thu lãi: Thu gốc tới đâu thu lãi tới đó hay thu lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý do hai bên thỏa thuận

Xử lý nợ đến hạn:

+ Cho vay lưu vụ: Chỉ áp dụng đối với khoản vay ngắn hạn + Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:

+ Gia hạn nợ

+ Chuyển nợ quá hạn • Kiểm tra vốn vay:

+ Kiểm tra trong khi cho vay + Kiểm tra sau khi cho vay

Những hộ nghèo không được vay vốn:

Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động.

Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn, do Ngân hàng nhà nước trợ cấp.

4.3 Thự trạng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Huyện Bắc Hà. 4.3.1 Tổng nguồn vốn quản lý

Qua bảng trên ta nhận thấy nguồn vốn mà ngân hàng quản lý gồm nguồn vốn trung ương, nguồn vốn địa phương và nguồn vốn ủy thác.Trong đó chỉ có nguồn vốn ủy thác là cố định qua các năm là 1.475 tỷ chiếm 0,79 %, còn nguồn vốn trung ương và địa phương thì liên tục tăng qua các năm.Cụ thể, nguồn vốn trung ương năm 2012/2011 đã tăng 7.670 tỷ chiếm %,năm 2013/2012 đã tăng 1.486 tỷ chiếm %, nguồn vốn địa phương 2012/2011 đã tăng 636 triệu chiếm %, năm 2013/2012 đã tăng 1.586 tỷ chiếm %.

Bảng 4.2: Tổng nguồn vốn quản lý của NHCSXH Huyện Bắc Hà giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn Vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trung Ương 176.808 184.478 185.964

Địa Phương 7.472 8.108 9.694

Ủy Thác 1.475 1.475 1.475

Tổng 185.755 194.061 197.133

Đồ thị 4.1: tổng nguồn vốn quản lý của NHCSXH huyện Bắc Hà giai đoạn 2011 - 2013

4.3.2 Cơ chế tài chính của ngân hàng CSXH huyện Bắc Hà

Ngân hàng CSXH huyện Bắc Hà là một tổ chức tín dụng nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, là đơn vị hạch toán độc lâp, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn và đảm bảo bù đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định.Để có thể thực hiện cho vay các đối tượng chính sách theo lãi suất ưu đãi, khác với các ngân hàng thương mại khác NHCS không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, và có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0%, được miễn thuế và các khoản nộp cho ngân sách nhà nước.NHCSXH trả phí dịch vụ cho đơn vị nhận làm dịch vụ ủy thác theo sự thỏa thuận của hai bên trên cơ sở định mức do nhà nước quy định.Thực tế kết quả thu-chi tài chính của ngân hàng giai đoạn 2011-2013 đã thể hiện rõ cơ chế đặc thù và tính chất hoạt động của NHCSXH huyện Bắc Hà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng cho thấy rõ tình hình hoạt động và chất lượng tín dụng, thực trạng của quá trình sử dụng vốn tại ngân hàng.Tổng thu của ngân hàng năm 2013 đã tăng lên với quy mô là 3.041,8 triệu đồng so với năm 2011 trong tổng thu này bao gồm: thu lãi tiền vay, thu lãi tiền gửi và thu khác.Điều này chứng tỏ nhu cầu vay vốn của người dân đã tăng lên và khả năng gửi tiền tiết kiệm cũng tăng theo do chất lượng sống của người dân cũng đã được nâng cao, quy mô tín dụng của ngân hàng cũng tăng qua các năm.Tổng chi tài chính của ngân hàng năm 2013 đã tăng so với năm 2011 là 661,7 triệu đồng, tổng chi cho rất nhiều khoản trong đó chi nhiều nhất là chi trả lãi tiền gửi, chi hoa hồng cho tổ trưởng, chi cho nhân viên và trả phí dịch vụ ủy thác.

Bảng 4.3: Kết quả thu chi tài chính của ngân hàng CSXH Huyện Bắc Hà giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

I/ tổng thu 7.729,2 8.617,6 10.771

1. Thu lãi tiền vay 7.702,4 8.606,1 10.708,4

2. Thu lãi tiền gửi 20,8 11,5 11,4

3. Thu khác 6,0 0 51,2

II/ tổng chi 4.444,9 4.439,6 5.106,6

1. Trả lãi tiền gửi 155,9 461,8 662,7

2. Dịch vụ thanh toán 1,7 0,3 0,6

3. Chi về ngân quỹ 12 17,7 17,7

4. Trả phí ủy thác 620,6 748,8 866,6

5.Trả hoa hồng tổ trưởng 940,8 1.302,2 1.532,7

6.Thuế và các khoản phí 0,3 0 0,3

7.Chi cho nhân viên 1.050,9 1.386,3 1.447,8

8.Chi quản lý công cụ 281,7 281,6 283,1

9.Chi về tài sản 1.379,7 240,8 294,9

10.Chi khác 1,3 0,1 0,2

III/ Chênh lệch thu chi 3.284,3 4.178 5.664,4

Nguồn: Báo cáo của ngân hàng CSXH Huyện Bắc Hà

4.3.3 Tình hình doanh số cho vay và doanh số cho vay hộ nghèo

Trong 3 năm qua công tác tín dụng của NHCSXH Bắc Hà đã bám sát chủ trương mục tiêu phát triển kinh tế và XĐGN của Đảng và nhà nước thực hiện các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên sát với thực tiễn cơ sở nhằm thực hiện cho vay đúng đối tượng, tiền đến tay người dân và đạt được hiệu quả đầu tư.

Phương thức cấp vốn tín dụng cho người vay với phương châm trực tiếp đến tận tay người vay thông qua tổ TK&VV là một đặc thù của NHCSXH nhằm giảm thiểu chi phí cho người vay, bên cạnh đó thực hiện công khai hóa và xã hội hóa công tác XĐGN, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể thông qua việc thành lập các tổ TK&VV.

Cho vay hộ nghèo là một nghiệp vụ hoàn toàn mới, đầy khó khăn và phức tạp vì hộ vay không phải thế chấp tài sản,việc cho vay không chỉ đơn thuần là điều tra, xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự bình nghị, xét duyệt công khai từ tổ TK&VV.Như vậy, công tác cho vay muốn thực hiện được tốt thì ngay từ ban đầu phải thành lập được tổ TK&VV tại cơ sở, đặc biệt bầu tổ trưởng phải là người có năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với người nghèo, có uy tín với người dân, tạo tinh thần trách nhiệm, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và cuộc sống.

Qua bảng cho thấy tổng doanh số cho vay của ngân hàng của 3 năm từ 2011-2013 là 164,7 tỷ đồng trong đó tổng doanh số cho vay năm 2012 là cao nhất 57.823 tỷ đồng với 2.591 lượt hộ vay, năm 2013 giảm so với năm 2011 là -3,076 tỷ đồng.Tổng danh số cho vay hộ nghèo của 3 năm 2011-2013 là 101,4 tỷ đồng với 4.885 lượt hộ vay chiếm 60,54 % trong tổng số doanh số cho vay của ngân hàng vì hộ nghèo là đối tượng chính sách và là khách hàng chiếm đa số trong số các chương trình cho vay tại ngân hàng.

Bảng 4.4: Tổng doanh số cho vay và tổng doanh số cho vay hộ nghèo Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng Tỷ lệ (%)

Tổng doanh số cho vay 56.351 57.823 53.275 167.4 100

Số hộ 3.819 2.591 2.365 8.775

Tổng doanh số cho vay hộ nghèo 35.92 34.514 30.95 101.4 60.546 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hộ 2.449 1.315 1.121 4.885

Nguồn: Báo cáo của ngân hàng CSXH huyện Bắc Hà

4.3.4 Tình hình dư nợ tín dụng và dư nợ tín dụng hộ nghèo

Qua bảng cho thấy tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013 tăng từ 178.165 tỷ năm 2011 lên 200.405 tỷ đồng năm 2013, năm 2013 tăng 22.240 tỷ đồng chiếm 12,48 % so với năm 2011.tổng dư nợ tín dụng của cả 3 năm là 566,7 tỷ đồng trong đó tổng dư nợ tín dụng hộ nghèo là 348,9 tỷ đồng chiếm 61,55 % trong tổng số dư nợ của cả ngân hàng, điều này có thể giải thích là do việc cho vay hộ nghèo là chiếm đa số trong các chương trình cho vay tại ngân hàng và khả năng trả nợ của người nghèo là thấp, hơn nữa do thời hạn vay của người nghèo lâu nên họ thường không trả nợ ngay mà để tới hạn mới trả hay gia hạn nợ…

Bảng 4.5: Tổng dư nợ tín dụng và tổng dư nợ tín dụng hộ nghèo của NHCSXH Huyện Bắc Hà giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ tín dụng 178.165 188.15 200.405 566.7 100 Tổng dư nợ tín dụng tín dụng hộ nghèo 109.092 119.091 120.68 348.9 61.558

Nguồn: Báo cáo của NHCSXH Huyện Bắc Hà

4.3.5 Hiệu quả tín dụng

Qua bảng cho thấy tổng nợ quá hạn và tổng nợ quá hạn hộ nghèo tại ngân hàng nhìn chung đều tăng quá các năm.Cụ thể, tổng nợ quá hạn của ngân hàng năm 2013 đã tăng 23,04 % so với năm 2011tương ứng với 100 tỷ đồng,tổng nợ quá hạn của cả 3 năm là 1.513 tỷ đồng thì tổng nợ quá hạn hộ nghèo là 726.6 tỷ đồng chiếm 48,02 %, năm 2013 đã tăng 29,25 % so với năm 2011 tương ứng với 58,4 tỷ đồng.

Nợ quá hạn có nhiều nguyên nhân:

Ngoài các nguyên nhân khách quan như hạn hán, bệnh dịch, giá cả tiêu thụ sản phẩm giảm...còn có nhiều nguyên nhân chủ quan từ bản thân người nghèo như: Hộ nghèo vay vốn chưa biết sử dụng vốn vào SXKD mà sử dụng vốn vay để mua lương thực cứu đói, tiêu dung vào chữa bệnh tật dẫn đến không thể trả lãi và trả nợ được, nhiều hộ do trình độ dân trí thấp, không biết cách làm ăn, ỷ lại vào chính sách trợ cấp của nhà nước, không phân biệt được vốn tín dụng và và vốn tài trợ từ NSNN, ở Bắc Hà do ở vùng miền núi cao, điều kiện khí hậu, địa lý rất khắc nghiệt, hộ nghèo sản suất theo hình thức tự cung tự cấp, không thể tiêu thụ được những sản phẩm làm ra nên rất khó khăn trong việc hoàn trả vốn vay.những nguyên nhân trên làm phát sinh nợ quá hạn, giảm hiêu quả vay vốn của NHCSXH đói với hộ nghèo.

Bảng 4.6: Tổng nợ quá hạn và tổng nợ quá hạn hộ nghèo của NHCSXH Huyện Bắc Hà giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng Tỷ lệ(%)

Tổng nợ quá hạn 434 545 534 1.513 100

Tổng nợ quá hạn hộ nghèo 199.6 269 258 726.6 48.024

Nguồn: Báo cáo của NHCSXH Huyện Bắc Hà

4.3.6 Mục đích xin vay vốn của hộ nghèo

Qua quá trình tiếp cận nông hộ chúng tôi nhận thấy các hộ nghèo có đa dạng các mục đích xin vay vốn nhưng điển hình 1 số mục đích sau: Vay vốn để mua trâu, lợn nái sinh sản, mua ngựa lấy sức kéo, phương tiện đi lại, mua giống

vật tư đê trồng trọt..Với cả 3 vùng thượng huyện, trung huyện và ha huyện thì mục đích xin vay của người dân đều như nhau do bất kì hộ nghèo nào khi đi vay đều phải đưa ra một mục đích xin vay của mình, nếu không có tính minh bạch và hợp lý thì ngân hàng sẽ không cho vay theo nhu cầu.Mục đích vay vốn quyết định tính thực thi của nguồn vốn đầu tư vì vậy việc sử dụng vốn sai mục đích trên thực tế rất khó kiểm soát được hết.

Qua bảng cho thấy qua điều tra 60 hộ trên địa bàn huyện thì có tới 40 hộ xin vay vốn để mua trâu nái sinh sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm 66,67 %, tiếp đến là 16 hộ mua lợn nái để sinh sản, giống vật tư như ngô, thóc giống, phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật để phục vụ sản xuất nông nghiệp, và 4 hộ mua ngựa phục vụ sức kéo và là phương tiện di chuyển cho người nghèo ở vùng cao, điều kiện đi lại còn khó khăn.

Bảng 4.7: Mục đích xin vay vốn của hộ nghèo

Đơn vị: Hộ, %

Mục đích Tổng số hộ Tỷ trọng (%)

Mua trâu 40 66,67

Mua ngựa 4 26,67

Mua lợn nái, giống vật tư 16 6,66

Tổng 60 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

4.3.7 Lãi suất cho vay hộ nghèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nền kinh tế khó khăn, giá cả leo thang, lạm phát gia tăng, nhưng đối với NHCSXH luôn có một mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo.Khác với các NHTM khác trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để duy trì sự sống của mình.Qua đó chúng ta thấy rằng dù trong bối cảnh kinh tế như thế nào đi nữa thì những người nghèo luon nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước và toàn xã hội đặc biệt là chính sách tín dụng u đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Lãi suất cho vay chương trình hộ nghèo đang được áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2013 tại ngân hàng CSXH Huyện Bắc Hà là 0,65%/tháng đối với lãi suất trả trong hạn và 130%lãi suất trong hạn đối với lãi suất trả ngoài hạn.

Bảng 4.8: Lãi suất cho vay hộ nghèo

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Lãi suất( %/tháng)

Lãi suất trong hạn 0,65

Lãi suất quá hạn 0,845 (130% lãi suất trong hạn) Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

4.3.8 Thông tin về vốn vay của hộ nghèo

Qua bảng cho thấy số hộ vay năm 2012 là nhiều nhất 24 hộ, sau đó là năm 2013 với 19 hộ và năm 2011 ít nhất là 17 hộ.Về số lượng tiền vay thì do số lượng tiền vay của chương trình cho vay hộ nghèo tối đa là 30 triệu và 5 triệu không lãi theo chương trình 30A áp dụng cho 2 năm 2011, 2012 nên có tới 40 hộ là vay nhiều với số tiền là trên 20 triệu và 48 hộ vay với thời hạn từ 12 – 60 tháng do đặc điểm cho vay của ngân hàng chính sách xã hội là cho vay theo mục đích xin vay nên đa phần người nghèo xin vay để mua trâu nái sinh sản, ngựa để vay được nhiều và thời hạn được dài.12 hộ vay với thời hạn 12 tháng thì đa phần là vay số lượng tiền ít <10 triệu với mục đích mua lợn nái. Giống vật tư để quay vòng sản xuất trong năm và trong thời gian ngắn có thể hoàn trả vốn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ”. (Trang 77 - 87)