VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN

Một phần của tài liệu Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên việt nam (Trang 31 - 34)

Vị trắ địa lý: Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Chư Drăm, Cư Vui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Cao, Bôn Krang, Krông Nô, Đăk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

Quyết định thành lập: Vườn quốc gia Chư Yang Sin được thành lập theo Quyết định số

92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chắnh phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Chư Yang Sin thành Vườn quốc gia.

Toạ độ địa lý: Từ 12 độ 14' đến 13 độ 30' vĩ độ bắc và từ 108 độ 17' đến 108 độ 34' kinh độ đông

Quy mô diện tắch: Vườn quốc gia Chư Yang Sin có tổng diện tắch: 58.947 ha (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 19.401 ha, phục hồi sinh thái: 39.526 ha, dịch vụ hành chắnh: 20 ha) . Vùng đệm Vườn quốc gia Chư Yang Sin là 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà (Lâm Đồng), Huyện Krông Bông, Lắk (Đắk Lắk).

Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo vệ mẫu chuẩn các hệ sinh thái rừng trên núi cao Tây Nguyên, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đặc hữu.

Nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Bảo vệ rừng đầu nguồn sông Srêpôk, Mê Kông, điều hoà và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Cơ quan/cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lăk trực tiếp quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

Ban quản lý: Ban quản lý Vườn quốc gia đã được thành lập thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk LắK

Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm ngay cạnh thành phố Buôn Ma Thuột có vẻ đẹp nên thơ của rừng nguyên sinh, Vườn có tiềm năng lớn về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Ngoài ra nơi đây còn có các địa danh văn hoá lịch sử gắn liền với chiến thắng năm 1975 với nhiều màu sắc văn hoá cá dân tộc Ê Đê, Mơ Nông.

Các giá trị đa dạng sinh học: Vườn quốc gia Chư Yang Sin có diện tắch rộng lớn ở Tây Nguyên, rừng tự nhiên ở đây còn giữ được vẻ hoang sơ hiếm thấy ở Việt Nam. Sự đa dạng sinh học thể hiện bởi nhiều loại thảm thực vật khác nhau, sự phong phú của các loài động, thực vật: đã ghi nhận 876 loài thực vật bậc cao, đại diện cho các kiểu khắ hậu tứ Á nhiệt đới đến nhiệt đới, trong đó có 143 loài đặc hữu của Việt Nam, đặc biệt một số loài rất quý: Thông Đà Lạt, Thông Lá dẹt, Pơ Mu, kim giao, Đỗ quyên. Chư Yang Sin là điểm cuối cùng của dãy trường sơn thuộc Nam Tây Nguyên là điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học. Theo như điều tra bước đầu đã có 46 loài thú, 212 loài chim (5 loài đặc hữu: Khướu đầu đen, Khướu đầu đen má xám, Mi núi bà, sẻ họng vàng, khướu mỏ dài). Tại đây còn có mặt 7 loài chim, 17 loài thú đang bị đe doạ tuyệt chủng. Nơi đây sẽ là mẫu chuẩn hệ sinh thái Tây Nguyên.

Convert to PDF by Outdoorwalker

Các dự án có liên quan: Trước đây Birdlife International kết hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk xây dựng một dự án nhỏ kéo dài trong 5 năm với sự tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) nhằm xây dựng khu BTTN Chư Yang Sin

Dân số trong vùng:Tình trạng săn bắt, khai thác lâm sản là áp lực lớn nhất của cộng đồng địa phương lên Vườn quốc gia. Mặc dù nền kinh tế của người dân Ê Đê và M'Nông đã chuyển dịch theo hướng nông nghiệp mở rộng nhưng đời sống vẫn còn nghèo và chưa ổn đinh.

Một phần của tài liệu Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)