VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ

Một phần của tài liệu Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên việt nam (Trang 25 - 27)

Vị trắ địa lý: Là một phần của dãy Trường Sơn bắc, Vườn Quốc gia Bạch Mã nằm trên địa phận huyện Phú Lộc và Nam Đồng, tỉnh Thừa Thiên Huế với các đỉnh núi cao trên 1.000 m chạy theo hướng từ tây sang đông, thấp dần ra đến biển đông (đỉnh Bạch Mã cao 1.450m).

Quyết định thành lập: Quyết định của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991

Toạ độ địa lý: Từ 16 độ 05' đến 16 0 15' vĩ độ Bắc và từ 107 độ 43' đến 107 độ 53' kinh độ Đông

Quy mô diện tắch:22.030 ha. Vùng đệm: Vùng đệm bao quanh Vườn quốc gia, tắnh từ ranh giới Vườn (rộng nhất là 9 km, hẹp nhất là 0,51 km) với diện tắch là 21.300 ha.

Mục tiêu, nhiệm vụ:Bảo tồn các hệ sinh thái của vùng chuyển tiếp khắ hậu giữa miền bắc và miền nam, bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm tiêu biểu của Vườn (Trĩ sao,Gà lôi lam mào trắng,Gà lôi lam mào đen,Voọc chà vá chân nâu,Sao la,Trầm hương,Kim giao...), bảo vệ các cảnh quan tự nhiên trong vườn, phục hồi lại những khu rừng đã bị tàn phá.

Tham gia nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản và tổ chức dịch vụ nghiên cứu theo chương trình và hợp đồng nhằm mục đắch bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen, pháp triển lâm sinh. Thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái.

Cơ quan/cấp quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý Vườn quốc gia này . Ban quản lý: Ban giám đốc Vườn quốc gia

Hoạt động du lịch: Giá trị du lịch của Bạch mã là cảnh quan tự nhiên và khắ hậu (nhiệt độ 18 độ C - 23 độ C), với nhiều rãy núi cao, chia cắt tạo ra các khu hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng. Dịch vụ du lịch sinh thái ở đầy đã hình thành một số tuyến du lịch, phục vụ ăn uống, nghỉ dưỡng...Với nhiều tuyến đường như: Đường mòn trĩ sao, đường mòn thác đỗ quyên, đường mòn thác ngũ hồ, đường mòn Hải Vọng Đài và một số địa điểm khác. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở đây khá phát triển như một số biệt thự thời Pháp đã được phục hồi làm trạm nghiên cứu, bãi cắm trại...

Các giá trị đa dạng sinh học: Vườn quốc gia Bạch Mã với hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, những kết quản nghiên cứu cho thấy nơi đây có tới 1.406 loài thực vật. Hơn 30 loài thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam và có nguy cơ tuyệt chủng nhưVàng đắngCoscinium fenestratum,Hoàng tinh hoa trắng

Disporopsis longifolia, Lan kim tuyến, Đỗ quyên,Trầm hươngAquilaria crassna, Đỉnh tùng

Hệ động vật cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều loài quý hiếm và đặc hữu. Các nhà khoa học đã ghi nhận được 931 loài động vật gồm: 83 loài thú, 333 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài lưỡng cư, 39 loài cá nước ngọt, 218 loài bướm, 178 loài côn trùng cánh cứng, 28 loài mối, trong đó có 68 loài đã được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam. Một số loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm như Voọc ngũ sắc (Pygathrix

nemaeus), vượn đen má trắng (Hylobates leucogenis), Culi lớn, Culi nhỏ, Gấu...Hổ vẫn có ghi nhận tại vườn, ngoài ra Bạch Mã còn là nơi cư trú củaSao la (Pseudorys nghetinhensis), Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis)Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), đây là những loài thú lớn mới phát hiện ở Việt Nam.

Các dự án có liên quan: Có nhiều dự án đã được thực hiện như: Dự án sức khoẻ cộng đồng tại vùng đệm. Dự án tăng cường năng lực quản lý rừng ở Thừa Thiên Huế (SNV tài trợ). Dự án pháp triển Vườn quốc gia Bạch Mã có sự tham gia của cộng đồng do WWF phối hợp thực hiện (trợ giúp tài chắnh của liên minh Châu Âu, 1995 - 1997)

Dân số trong vùng:Vùng đệm cảu Vườn quốc gia Bạch Mã bao gồm 9 xã, 2 thị trấn thuộc hai huyện Phú Lộc, Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và một xã thuộc huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam. Dân số trong vùng với khoảng 62.774 người đa số là người kinh, ngoài ra còn có dân tộc Katu, Mường, Vân kiều.

Convert to PDF by Outdoorwalker

Nguồn: Vườn quốc gia Bạch Mã Việt Nam

Một phần của tài liệu Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)