Chế độ kiểm tra và xử lí trong bảo quản hạt:

Một phần của tài liệu Bảo quản thực phẩm (Trang 52 - 54)

2/ Làm lạnh chủ động:

5.8 Chế độ kiểm tra và xử lí trong bảo quản hạt:

Để bảo đảm được chất lượng của hạt trong quá trình bảo quản phải theo dõi khối hạt

thường xuyên và xử lí kịp thời khi cĩ sự cố. Để theo dõi được hạt thì cần phải cĩ lí lịch hạt. Trong lí lịch ghi lại tên hạt, thời gian nhập, số lượng lúc nhập, độ ẩm khi nhập và chất lượng hạt (trạng thái hạt, mức độ nhiễm sâu mọt, VSV ...).

Phải theo dõi chất lượng hạt bằng cách định kì từ 15 - 30 ngày kiểm tra chất lượng đống hạt một lần và ghi kết quả vào lí lịch. Các chỉ tiêu cần kiểm tra:

- Nhiệt độ của khối hạt: dùng tay hoặc chân thọc sâu vào đống hạt, nếu thấy hạt rất nĩng (ấm trên da) thì cần kiểm tra kỉ. Dùng xiên đo nhiệt độ cắm sâu vào đống hạt và để yên 15 phút. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 350C thì hạt đang ở trạng thái an tồn; nếu nhiệt độ khoảng 36 - 390C thì cần theo dõi và phải cĩ biện pháp ngăn chặn hiện tượng tự bốc nĩng cĩ thể xảy ra; cịn nếu nhiệt độ trên 400C là ở trang thái nguy hiểm.

- Độ ẩm của khối hạt: Dùng ẩm kế hoặc cảm quan để kiểm tra sơ bộ độ ẩm của hạt và 2 tháng một lần cần xác định dộ ẩm của hạt bằng phương pháp sấy nhanh.

- Xác định các chỉ tiêu cảm quan của hạt :+ Mùi (mốc , chua ...?) +Vị (chua , đắng ...?) +Màu sắc và độ rời ?

- Kiểm tra mức độ nhiễm sâu hại: mỗi tháng một lần kiểm tra lượng sâu mọt của các mẫu hạt ở lớp gần mặt, gần cửa, điểm giữa và ven tường kho. Kiểm tra bằng cách dùng sàng cĩ lỗ 2mm, sàng 500g hạt rồi đếm số lượng sâu mọt:

+ Nếu số lượng < 5 con / kg thì nhiễm nhẹ.

+ Nếu số lượng 5 - 20 con / kg thì nhiễm tương đối nặng, cần phải theo dõi và xử lí. + Nếu số lượng > 20 con / kg thì cần phải xử lí ngay.

Trong bảo quản hạt cần phải :

- Chủ động phịng ngừa các hiện tượng hư hại.

- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hiện tượng hư hại ngay từ lúc mới phát sinh. Phải theo dõi nắm vững chất lượng của hạt .

- Khẩn trương, tích cực xử lí, cứu chữa khi cĩ hư hại xảy ra.

- Phải thường xuyên thực hiện các chế độ vệ sinh nhà kho và hàng hĩa, thực hiện vấn đề cách li và chống lây lan dịch bệnh trong quá trình bảo quản hạt.

PHẦN II > BẢO QUẢN RAU QUẢ TƯƠI

Trong quá trình sống, chế biến và bảo quản thành phầìn hĩa học của rau quả tươi biến đổi khơng ngừng. Trong rau quả chứa chủ yếu là đường dễ tiêu (glucose, fructose, saccarose); các polísaccarit (tinh bột, xenlulose, hemixenlulose, các chất pectin); các axit hữu cơ; muối khống; các hợp chất chứa nitơ; chất thơm và các vitamin (đặc biệt là vitamin C). Ngồi ra trong rau quả chứa một lượng nước rất lớn, trung bình 80 - 90% hoặc cao hơn . Trong quá trình bảo quản thành phần hĩa học của rau quả thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào chất lượng ban đầu của rau quả và kĩ thuật bảo quản nĩ. Để giữ được chất lượng của rau quả thì khơng những phải tìm phương pháp bảo quản tối ưu mà cịn phải chú ý đến cơng tác thu hái và vận chuyển về kho cho đúng kĩ thuật.

VI > THU HOẠCH, VẬN CHUYỂN VÀ THU NHẬN RAU QUẢ TƯƠI 6.1 Thu hoạch : 6.1 Thu hoạch :

Thành phần hĩa học của rau quả luơn luơn thay đổi nhanh chĩng trong từng thời kì của quá trình sinh trưởng, đặc biệt trong thời kì sắp chín và chuyển sang chín. Vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng ta cần chọn độ già chín để thu hái cho thích hợp.

Thu hái rau quả nên tiến hành vào buổi sáng sớm, chưa cĩ nắng gắt của mặt trời. Khi đĩ các thành phần dinh dưởng là cao nhất, hương vị và những tính chất vật lí khác ở chất lượng tối ưu. Cũng cần tránh thu hái vào những ngày mưa, lúc nắng hay buổi trời nhiều sương. Khi rau quả đạt độ già chín thu hoạch cần phải thu hái kịp thời và nhanh chĩng. Cĩ nhiều loại rau quả thời gian thu hái tối ưu chỉ trong vài ba ngày, nếu chậm sau một ngày cĩ thể làm giảm chất lượng của nĩ.

Kĩ thuật thu hái cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến khả năng và thời gian bảo quản của rau quả. Khi thu hái khơng được làm xây xát, khơng dập nát, khơng trầy vỏ, khơng làm mất lớp phấn bảo vệ bên ngồi. Khơng nên hái bằng cách rung cây, đập, chọc bằng sào hoặc hái vứt xuống đất. Một số quả cần bảo quản dài ngày (cam, quít, bưởi...) khi thu hái cần dùng kéo cắt ngang cuốn quả.

Một phần của tài liệu Bảo quản thực phẩm (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)