Đầu tư nâng cao an toàn và vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 64 - 65)

Xây dựng mục tiêu đảm bảo vệ sinh – an toàn lao động (VS-ATLĐ), cải thiện điều kiện lao động và chủ động thực hiện tốt các chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, ATLĐ, VSLĐ đến 2010 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra. Tránh tình trạng không xây dựng kế hoạch cho chương trình quốc gia ở một số tỉnh như hiện nay.

Cải tạo các cơ quan chức năng ở địa phương, phối hợp với các bộ ngành có liên quan tăng cường công tác thanh tra về AT-VSLĐ ở tất cả các cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế, tập trung thanh tra các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, sử chữa và sử dụng điện, khai thác khoáng sản và khai thác đá. Sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ ở các chương trình xây dựng trọng điểm. Phối hợp chặt chẽ với liên đoàn lao động, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động.

Đẩy mạnh đầu tư cho công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ cho người sử dụng lao động, người lao động nhằm phòng ngừa và hạn chế thấp nhất TNLĐ, BNN, cháy nổ, đặc biệt là trong các lĩnh vực có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại đe dọa đến tính mạng, sức khỏe người lao động, tăng cường phổ biến các biện pháp cải thiện điều kiện lao động dến các doanh nghiệp.

Các chính sách lao động và việc làm của nhà nước ngày càng bao quát rộng rãi hơn đến toàn bộ lực lượng lao động xã hội và từng bước đáp ứng được những yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện nền kinh tế thị

trường. Song, thực tế, chính sách đầu tư và chính sách việc làm chưa thực sự gắn kết với nhau: vốn đầu tư liên tục tăng nhưng chất lượng việc làm được tạo ra thấp và sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm chạp.

[1] Lợi tức thu được từ việc đi học bao gồm thu nhập, lợi ích tiền mặt ngoài lương và những đặc tính phi tiền khác của công việc. Giả định rằng đồ thị thể hiện tất cả những lợi ích này dưới những

[2] Dữ liệu trong hai hình vẽ minh họa và bảng này được lấy từ Bảng 6 của R. Allen, "Cách mạng Giáo dục và Cách mạng Kỹ thuật: Vai trò của KHXH & NV trong nền Kinh tế dựa trên Tri thức," Báo cáo của Ủy ban KHXH & NV, tháng 9 năm 1999 (có thể xem trên mạng tại địa chỉ http://www.sshrc.ca/

english/resnews/researchresults/allen99.pdf), dựa trên cuộc Tổng điều tra dân số năm 1996.

[3] Nguồn: Thống kê Canada's Labour Force Historical Survey 2001.

[4] Trang web của ông có địa chỉ http://www.stanford.edu/~promer/ . Tại đây, bạn có thể tiếp cận dễ dàng với những phiên bản nghiên cứu của ông.

[5] Bạn có thể xem một số lập luận của ông ủng hộ việc trợ cấp cho cung nhân viên hoạt động trong lĩnh vực khoa học tại địa chỉ

http://www.gsu.edu/~ecojxm/internet/atricles/romer6.thm.

[6] N. G. Mankiw, David Romer và David Weil, "Một Đóng góp vào Thuyết Kinh nghiệm của Tăng trưởng Kinh tế," Tạp chí Kinh tế hàng Quý 107, tháng 5 năm 1992, 407-437.

Tài liệu tham khảo:

- Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Phạm Thành Nghị - Vũ Hoàng Ngân, Nhà xuất bản khoa học xã hội.

- Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.,Ts Đoàn Văn Khải, Nhà xuất bản lý luận chính trị.

- Giáo trình Kinh tế đầu tư, PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Diệp, PGS.TS. Từ Quang Phương, Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân.

- www.na.gov.vn, trang web của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nguồn vốn nhân lực,Bryan Caplan, George Mason University. Dịch viện: Lê Nga, www.kinhtehoc.com.

- Thời báo kinh tế Việt Nam, www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w