Ngoài lợi ích mà mỗi cá nhân tích lũy được, việc đầu tư vào vốn con người còn đem lại một số lợi ích ngoại sinh cho toàn xã hội.
• Trước hết, người ta thường lập luận rằng cá nhân được giáo dục tốt hơn sẽ trở thành những công dân tốt hơn. Họ được thông tin đầy đủ hơn và có khả năng đóng góp nhiều hơn cho toàn xã hội.
• Thứ hai, Chính phủ (CP) thu lợi trực tiếp từ mức vốn con người cao hơn. CP phải chi ít hơn cho trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi xã hội. CP chi ít hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe (trạng thái sức khỏe được cải thiện cùng với sự gia tăng trong trình độ học vấn). CP thu được nhiều thuế thu nhập hơn.
• Một lập luận khác thường gặp là giáo dục tốt hơn dẫn đến tăng trưởng kinh tế, nhất là giáo dục trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Lập luận này lấy từ những những lý thuyết mới về tăng trưởng của Paul Romer
[4]. Romer lập luận rằng thay đổi kỹ thuật mang tính nội sinh. Các kỹ thuật mới là do các công ty, cá nhân hưởng ứng những khuyến khích về kinh tế sáng chế và phát triển. Càng có nhiều nhân viên R & D càng có nhiều phát minh, sáng kiến mới. [5]
• Những hiệu ứng lan tỏa (spillover effects) củng cố thêm tác động này. Phát minh về con chíp điện tử dẫn đến việc chế tạo ra đầu đĩa DVD và túi khí cùng nhiều sản phẩm khác. Thực nghiệm đã củng cố thêm lập luận này. Nó đưa ra bằng chứng chứng tỏ rằng đầu tư vào vốn con người có vai
trò quan trọng không kém gì đầu tư vào vốn tài sản trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế. [6]