những ai, họ cần gì và muốn gì và làm như thế nào để thoả mãn nhu cầu của họ để tạo ra lợi nhuận. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo ra lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tạo ra được thị trường và thị phần riêng của sản phẩm do mình cung cấp để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đưa được sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng, thu hút khách hàng để họ mua sản phẩm của mình. Thông qua hoạt động Marketing doanh nghiệp sẽ xác định từng nhóm khách hàng cụ thể. Từ đó mà đưa ra những chiến lược hiệu quả định rõ thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng tới. Thông qua kế hoạch Marketing doanh nghiệp cũng sẽ dự báo triển vọng của nhu cầu thị trường tiềm năng để từ đó khám phá ra các cơ hội kinh doanh và những mối đe doạ để tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng doanh số bán hàng.
Hoạt động phân phối
Hoạt động quảng cáo
Kế hoạch khuyến mại
2.1.6 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nghiệp
2.1.6.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: - Hiệu suất sử dụng chi phí theo doanh thu:
Hiệu suất sử dụng chi phí theo doanh thu
= Tổng doanh thu trong kỳ Tổng chi phí trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ 1 triệu đồng chi phí chi ra thì tạo được mấy triệu đồng doanh thu.
- Tỷ suất lợi nhuận của chi phí
Tỷ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận trong kỳ Tổng chi phí trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ 1 triệu đồng chi phí chi ra thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận.
2.2.6.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp người ta thường dùng hai chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu năng suất lao động: cho biết bình quân một lao động trong một kỳ kinh doanh sẽ có khả năng đóng góp sức mình vào sản xuất để thu lại được bao nhiêu giá trị sản lượng cho doanh nghiệp.
Năng suất lao động = Tổng doanh thu trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ
- Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của lao động: cho biết bình quân một lao động trong một kỳ kinh doanh làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Sức sinh lời bình quân
= Lợi nhuận sau thuế trong kỳTổng số lao động bình quân trong kỳ
2.1.6.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Các chỉ tiêu hiệu quả tổng vốn :
- Năng suất sử dụng tổng vốn theo doanh thu: Năng suất sử dụng tổng vốn theo
doanh thu = Tổng doanh thu trong kỳ Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ 1 tỷ đồng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được mấy tỷ đồng doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn:
Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn = Tổng lợi nhuận trong kỳ Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 tỷ đồng đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra mấy tỷ đồng lợi nhuận
Vòng quay tổng vốn =
Tổng doanh thu trong kỳ Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết trong kỳ tổng vốn của đơn vị quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần.
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định :
- Chỉ tiêu sức sinh lời vốn cố định: Cho biết một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Sức sinh lời = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Vốn cố định trong kỳ
- Chỉ tiêu sức sản xuất vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Sức sản xuất = Tổng doanh thu trong kỳ Vốn cố định trong kỳ
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động: Cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Sức sinh lời vốn lưu động
= Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Vốn lưu động trong kỳ
- Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động: Cho biết vốn lưu động được quay bao nhiêu lần trong kỳ.
Số vòng quay = Tổng doanh thu trong kỳ Vốn lưu động trong kỳ - Vòng quay vốn lưu động:
Vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu trong kỳ Tổng vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết trong kỳ vốn lưu động của đơn vị quay được mấy vòng. - Độ dài bình quân của 1 vòng quay vốn lưu động:
Độ dài bình quân của 1 vòng quay vốn lưu động
= Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lưu động
trong kỳ
Chỉ tiêu này cho ta biết vốn lưu động quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày. Vòng quay vốn lưu động thể hiên doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả bằng cách làm cho vốn lưu động quay vòng nhiều hơn.
2.1.6.4 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp còn phải đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp. Bao gồm một số chỉ tiêu:
- Nộp ngân sách
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế xuất khẩu (với các đơn vị xuất nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để đầu tư cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Việc làm
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo, tình trạng yếu kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Thu nhập
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội…
2.2.1 Thực tiễn về sản xuất kinh doanh nước sạch của một số quốc gia khu vực và trên thế giới.
2.2.1.1 Tình hình SXKD nước sạch ở Thái Lan:
- Hiện nay Thái Lan có nhiều cơ quan vận hành và cung cấp nước uống. Trong số đó, có hai cơ quan chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong các dịch vụ cấp nước cho khu vực đô thị. Thứ nhất là Cục nước Đô thị Bangkok (MWA) với nhiệm vụ cấp nước cho người dân tại Bangkok và hai tỉnh lân cận. Thứ hai là Cục nước Liên tỉnh Thái Lan (PWA) có nhiệm vụ cấp nước cho 73 tỉnh thành còn lại.
- Hiện tại, số lượng khách hàng của PWA là 4,15 triệu người và 250 công trình nước. Trong số đó, khoảng 76% là các đấu nối hộ gia đình và 24% còn lại là khách hàng của các lĩnh vực thương mại, chính phủ và công nghiệp. Sản lượng nước tiêu thụ năm 2010 là 900 triệu m3 nước và tổng số nhân viên là 6.930 người. PWA cũng đang rất tích cực trong việc giảm thất thoát nước, tăng nhanh số đấu nối, cải thiện hiệu suất vận hành nhằm đạt hiệu quả SXKD ngành nước cao nhất.
2.2.1.2 Tình hình SXKD nước sạch ở Mỹ
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch tại Mỹ lại có chiến lược về giá tiêu thụ sản phẩm, với phương châm giữ cho giá nước tăng ở mức độ thấp nhất có thể, bình ổn tâm lý người tiêu dùng bằng cách tiết giảm tối đa các chi phí, thực hiện tốt công tác đo lường để góp phần nâng cao tính chính xác của công tác thu phí, nhanh chóng phát hiện các rò rỉ. Việc đầu tư lắp đặt các hệ thống đồng hồ đo nước thông minh thay thế việc thu tiền của khách hàng dựa theo chiều rộng hoặc diện tích của khu nhà không còn phù hợp đã góp phần tạo lòng tin với khách hàng và giúp cho việc mở rộng khách hàng, khai thác khách hàng của các đơn vị cấp nước tại Mỹ được thuận lợi hơn hoạt động SXKD phát triển hơn.
2.2.1.3 Tình hình SXKD nước sạch ở khu vực EU và trên Thế giới:
Bảng 2.1: Tỷ lệ cấp nước ở một số nước trên Thế giới năm 2010
TT Nước Tỷ lệ (%) TT Nước Tỷ lệ (%)
1 Albania 98 11 Venezuela 85
2 Chile 95 12 Azerbaijan 80
3 Iran 93 13 Egypt 98
4 Syria 87 14 Morocco 83
5 Tunisia 92 15 South Africa 89
6 Algeria 91 16 Zimbabwe 85
7 Cuba 95 17 Brazin 90
8 Mexico 90 18 Iraq 87
9 Sudan 69 19 Peru 84
10 Turkey 86 20 Mỹ 100
(Nguồn: Hội cấp nước Việt Nam, 2010)
Hiện tại, tiêu chuẩn nước sạch của EU rất cao, mức độ ô nhiễm thấp hơn khoảng 20 lần so với yêu cầu mà tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Một phần do khu vực các nước này đang sử dụng những thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất trên Thế giới, sản phẩm nước sạch được sự quan tâm của Chính phủ và ý thức bảo vệ của mọi người dân.
2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh nước sạch ở Việt Nam
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ dân vùng nông thôn sử dụng nước sạch là 85%, còn ở thành thị là 100%. Mục tiêu chiến lược quốc gia phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng 60 lít/người/ngày.
Theo thống kê của vụ kế hoạch thống kê (Bộ xây dựng năm 2006) các đô thị Việt Nam có trên 300 nhà máy nước với tổng công suất thiết kế 4,2 triệu m3/ngày đêm công suất khai thác đạt 3,4 triệu m3/ngày đêm. Mục tiêu phấn đấu đưa tỷ lệ cấp nước đô thị đạt tỷ lệ bao phủ đạt 85% với tiêu chuẩn 150 lít nước/người/ngày.
Công suất khai thác đạt 6,3 triệu m3/ngày đêm. Trong vòng 10 năm qua nước ta đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD để phát triển hệ thống cấp nước đô thị với hơn 200 dự án. Hiện nay trên cả 63 tỉnh thành phố trên cả nước đô thị với khoảng 240 nhà máy, tuy vậy hiện tượng thiếu nước sinh hoạt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh hay Đà Nẵng… vẫn xảy ra. Ngoài ra, phần lớn các đường ống dẫn nước đã cũ và xuống cấp nghiêm trọng, vừa gây thất thoát nước vừa khiến chất lượng nước sạch không đảm bảo. Theo các số liệu thông kê tỷ lệ thất thoát nước, thất thu ở các đô thị khoảng 30 - 50 % khiến tình trạng thiếu nước ở các đô thị này ngày càng trầm trọng. Như vậy, công tác cấp thoát nước ở các đô thị nước ta còn đang gặp rất nhiều thách thức và vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến việc định giá nước.
Nhận thức của Chính phủ:
Nước sạch là một sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thoả mãn nhu cầu nước sạch cho xã hội, nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn rất cấp bách. Hiện nay, nhu cầu thiết yếu về sử dụng nước sạch trong các đô thị và khu công nghiệp chỉ mới đáp ứng một phần. Từ nhiều năm nay Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển ngành nước. Nhiều dự án đầu tư cải tạo hệ thống cấp nước hiện có, và xây dựng công trình cấp nước mới ở đô thị, khu công nghiệp và cụm dân cư nông thôn hiện nay mỗi địa phương tính một cách khác nhau và còn chứa đựng nhiều yếu tố bao cấp, chưa khuyến khích việc giảm tỷ lệ thất thoát ở cả các khâu sản xuất và tiêu dùng nước sạch.
Thành tựu về sự phát triển SXKD nước sạch trong thời gian qua và mục tiêu của Chính phủ trong định hướng phát triển cấp nước đến năm 2020 các Công ty Cấp nước ở Việt Nam trong những năm qua đã rất cố gắng và thường xuyên mở rộng phạm vi cấp nước trên địa bàn từng tỉnh. Các Công ty luôn chủ động tìm nguồn vốn đầu tư để nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống cấp nước, nâng công suất SX nước với mong muốn ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Nhưng do điều kiện của mỗi tỉnh có sự khác nhau, do nhận thức của người dân ở mỗi địa phương cho nên tình hình SXKD nước sạch của các Công ty không đồng đều, lượng nước thất thoát trung bình toàn quốc còn cao khoảng trên 32%.
Mức giá bán nước bình quân cả nước năm 2006 vào khoảng 5.538 đồng/m3
do có sự định hướng của Nhà nước. Hiện nay, do nhu cầu phát triển của xã hội, do nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh SXKD trong sản xuất nước sạch, nhiều Công ty Cấp nước đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp hệ thống
đường ống nhằm phục vụ dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Nhưng điều đó cũng dẫn đến việc các Công ty phải chịu những khoản nợ vay lớn, chỉ có thể hoàn trả bằng giá bán sản phẩm được như mong đợi.
Bảng 2.2: Giá tiêu thụ nước sạch ở một số khu vực trong nước (ĐVT: VNĐ/m3)
STT Khu vực Nước SH Nước HCSN Nước SX Nước KD Giá BQ
1 Miền Bắc 4.505 5.305 5.650 7.512 5.743
2 Miền Trung -
Tây nguyên 3.580 4.450 5.553 6.578 5040
3 Miền nam 4.365 5.480 5.737 7.746 5.832
4 Cả nước 4.150 5.078 5.647 7.279 5.538
(Nguồn: Hội cấp nước Việt Nam, 2012)
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch của Công ty
2.2.3.1. Ảnh hưởng của môi trường vi mô
- Thu nhập và mức sống của người dân
Theo số liệu điều tra năm 2010 thì mức thu nhập bình quân của người Việt Nam vào khoảng 2.130.000 đồng/người/tháng (Khu vực thành thị) và 1.071.000 đồng/người/tháng (Khu vực nông thôn).
Với khoản thu nhập đó, trong khi giá cả thị trường biến động rất lớn này, họ còn phải sử dụng để chi trả cho rất nhiều chi phí cho sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, sinh hoạt, học hành và các nhu cầu xã hội khác.
Chính vì mức sống của người dân còn thấp, nhận thức về vấn đề nước sạch cho cuộc sống chưa cao nên vẫn còn rất nhiều người dân chưa có điều kiện tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày dẫn đến tỷ lệ mắc dịch bệnh còn cao, các bệnh nan y ngày càng nhiều với các mức độ bệnh ngày càng phức tạp, đó cũng chính là hệ lụy của vấn đề ô nhiễm nguồn nước và điều kiện vệ sinh môi trường không được đảm bảo. Mức sống của dân cư tại mỗi quốc gia nói chung và tại các vùng miền khác nhau của một đất nước nó thể hiện trình độ phát triển của đất nước đó. Khi xem xét về mức sống của mỗi quốc gia, mỗi khu vực người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu chính để đánh giá như: Thu nhập bình quân, chi tiêu bình quân, tỷ lệ hộ nghèo.
- Tập quán sinh hoạt: Tập quán sử dụng nước của người dân vẫn còn bị ảnh hưởng khá rõ nét. Đa số người dân không có khái niệm đúng đắn về việc sử dụng nước sạch. Cách đánh giá mức độ sạch của nước chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm và cảm quan chứ chưa dựa vào các xét nghiệm mang tính khoa học. Chính vì thế,