Nhóm hàm tính toán thống kê:

Một phần của tài liệu Giáo trình Microsoft Office Access (Trang 72 - 75)

5. THIẾT KẾ GIAO DIỆN 1 Khái niệm về Forms:

7.1.2.1. Nhóm hàm tính toán thống kê:

DCount: - Cú pháp:

Dcount(“Tên Field”, “Tên đối tượng”, “Điều kiện đếm”)

- Đếm tổng số dòng trong tập dữ liệu có tên là Tên đối tượng thỏa 2 điều kiện: + Giá trị của Field ứng với tên Field phải khác rỗng.

+ Đều kiện đếm đúng

- Tên đối tượng có thể là tên một bảng hay tên một câu truy vấn dữ liệu.

- Điều kiện đếm là một biểu thức so sánh mà vế trái phải là tên của một Field trong tập dữ liệu Tên đối tượng và vế phải là giá trị cần so sánh.

- Điều kiện đếm có thể không cần, khi đó Dcount sẽ đếm tổng số dòng mà giá trị của Tên Field khác rỗng.

Ví dụ:

Cho biết tổng số sinh viên của khoa TH

Dcount(“MaSV”, “SinhVien”,”MaKH = ‘TH’”) DSum:

- Cú pháp:

DSum(“Tên Field”, “Tên đối tượng”, “Điều kiện thống kê”)

- Tính tổng giá trị của Field ứng với Tên Field trong tập dữ liệu có tên là Tên đối tượng và thỏa mãn điều kiện thống kê.

Ví dụ:

DSum(“HocBong”, “SinhVien”, “MaKH = ‘TH’”) DAvg:

- Cú pháp:

DAvg(“Tên Field”, ‘Tên đối tượng”, “Điều kiện thống kê”)

- Tính giá trị trung bình của Field ứng với tên Field trong tập dữ liệu có tên là Tên đối tượng thỏa mãn điều kiện thống kê

Ví dụ:

Tính điểm trung bình của sinh viên Nguyễn Thị Hải DAvg(“Diem”, “KetQua”, “MaSV = ‘A01’”) DMax:

- Cú pháp:

DMax(“Tên Field”, “Tên đối tượng”, “điều kiện tìm”)

- Tìm giá trị lớn nhất ứng với tên field trong tập dữ liệu có tên là Tên đối tượng. Nếu không ghi điều kiện tìm thì kết quả trả về là giá trị lớn nhất trong tập dữ liệu - Nếu không có dòng nào thỏa điều kiện tìm thì Dmax sẽ trả về Null.

Ví dụ:

Tìm học bỗng cao nhất của sinh viên khoa tin hoc

DMax(“HocBong”, “SinhVien”, “ MaKH = ‘TH’”) DMin:

- Cú pháp:

DMin(“Tên Field”, “Tên đối tượng”, “điều kiện tìm”)

- Tìm giá trị nhỏ nhất ứng với tên field trong tập dữ liệu có tên là Tên đối tượng. Nếu không ghi điều kiện tìm thì kết quả trả về là giá trị nhỏ nhất trong tập dữ liêiệu

- Nếu không có dòng nào thỏa điều kiện tìm thì DMin sẽ trả về Null. Ví dụ:

Tìm học bỗng thấp nhất của sinh viên khoa tin hoc

DMin(“HocBong”, “Sinhvien”, “ MaKH = ‘TH’”) DLookup:

- Cú pháp:

DLookup(“Tên field”, “tên đối tượng”, “điều kiện tìm”)

- Tìm giá trị của Field ứng với tên Field trong tập dữ liệu có tên là Tên đối tượng thỏa mãn điều kiện tìm.

- Nếu không tìm thấy thì DLookup sẽ trả về giá trị null.

7.2. Bộ lệnh DoCmd:

Cú pháp gọi thực thi một hành động: DoCmd.hànhđộng

GoToRecord - Cú pháp:

DoCmd.GoToRecord ,,Cách thức di chuyển, vị trí mẫu tin - Tham số thứ 3 cách thức di chuyển có các hằng số sau

Hằng Ý nghĩa

acFirst Di chuyển đến dòng đầu tiên trong tập dữ liệu acGoTo Di chuyển đến một dòng dữ liệu thông qua vị trí acLast Di chuyển đến dòng cuối cùng trong tập dữ liệu acNewRec Di chuyển đến dòng trống trong tập dữ liệu

OpenReport “Tên Report”, Hướng xuất, “Điều kiện lọc” Các hằng số của Hướng xuất

Hằng Ý nghĩa

acViewPreview Xuất báo cáo ra màn hình acViewNormal Xuất bào cáo ra máy in

Tham số thứ 3 “Điều kiện lọc” dùng giới hạn tập giá trị xuất khi Report được mở. Xây dựng điều kiện lọc:

“Tên_Field = giá trị” OpenQuery:

Gọi thực hiện một đối tượng Query đã tồn tại trong cơ sở dữ liệu. Cú pháp:

DoCmd.OpenQuery “Tên Query” RunCommand:

Thực thi một tập được xây dựng sẵn trong hệ thống, thường là những lệnh về thao tác của Form đang làm việc.

Cú pháp:

DoCmd.RunCommand Hằng_Số_Lệnh Các hằng số của Hằng_số_lệnh

Hằng Ý nghĩa

acCmdSaveRecord Lưu dữ liệu của Form xuống bảng dữ liệu nguồn acCmdDeleteRecord Xóa dòng hiện hành ra khỏi nguồn dữ liệu của Form acCmdUndo Phục hồi trạng thái của dữ liệu trước khi có sự thay đổi.

RunSQL:

Thực thi câu lệnh SQL được viết trong VBA. Cú pháp:

DoCmd.RunSQL “câu lệnh SQL” Ví dụ:

Dim strSQL As String

strSQL = “Delete SinhVien Where MaSV = ‘A01’” DoCmd.RunSQL strSQL

Close:

Đóng đối tượng đang được mở như Form, Report, Query,… Cú pháp:

DoCmd.Close Đối_tượng, “Tên đối tượng”

Tham số thứ 1 (Đối_tượng) dùng để chỉ đối tượng mà câu lệnh tác động. Đối tượng là một trong các hằng số sau:

Hằng Ý nghĩa

acForm Đối tượng là Form acReport Đối tượng Report Tham số thứ 2 (Tên đối tượng) là tên của đối tượng cần đóng Ví dụ:

Trên màn hình làm có 2 Form là frmFormA và frmFormB, giả sử đang làm việc trên frmFormA muốn đóng frmFormB ta lam như sau:

DoCmd.Close acForm, “frmFormB”

Giả sử đang làm việc trên frmFormA muốn đóng frmFormA, ta thực hiện như sau:

8. Thiết kế màn hình di chuyển dữ liệu:

8.1. Các hình thức di chuyển dữ liệu trên Form:8.1.1. Di chuyển bằng thanh Navigation Buttons: 8.1.1. Di chuyển bằng thanh Navigation Buttons:

Nút Ý nghĩa

Di chuyển về mẫu tin đầu tiên

Di chuyển về mẫu tin trước mẫu tin hiện hành Ví trị mẫu tin hiện hành

Di chuyển về mẫu tin sau mẫu tin hiện hành Di chuyển về mẫu tin cuối cùng

Thêm mẫu tin mới vào tập dữ liệu Tổng số mẫu tin trong tập dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Microsoft Office Access (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w