2.2. Nguyên nhân chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu chưa được sử
2.2.2. Nguyên nhân chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu chưa
được sử dụng ở Việt Nam
Nhiều năm qua các DN kinh doanh xăng dầu đã quen với việc trợ giá của chính phủ nên mặc dù giá xăng dầu trên thế giới có nhiều biến động làm giá xăng dầu trong nước tăng mạnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân nhưng các DN kinh doanh xăng dầu vẫn sống khỏe. Đa số các DN xăng dầu Việt Nam hiện nay thiếu tích lũy tài
chính cần thiết và phản ứng yếu ớt, thiếu linh hoạt trước mỗi đợt biến động của giá dầu thế giới. Các DN kinh doanh xăng dầu hiện nay chưa thực sự chủ động trong kinh
doanh. Nói cách khác là DN kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam chưa thật sự chịu sức ép của cạnh tranh. Vì lý do đó nên các chiến lược kinh doanh có hiệu qủa nhất chưa được sử dụng trong đó có chiến lược phịng ngừa rủi ro giá xăng dầu thông qua sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh.
Bên cạnh đó cịn một nguyên nhân rất quan trọng kiến cho công cụ phái sinh chưa
được sử dụng để phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu ở Việt Nam là do Nhà nước
còn can thiệp vào kinh doanh của DN kinh doanh xăng dầu, giá bán xăng dầu trong nước vẫn do Nhà nước quyết định. Vì vậy các DN kinh doanh xăng dầu chưa thực sự
được chủ động trong kinh doanh nên họ chưa dám mạnh dạn sử dụng những chiến lược
kinh doanh hiệu qủa. Theo lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên dầu khí Tp.Hồ Chí Minh (Saigon Petro): thực tế ở Việt Nam giá xăng dầu bán lẻ do Nhà nước quy định. Quy mô các DN nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam, kể cả Petrolimex cũng chưa đủ sức
để tham gia thị trường giao sau.
DN hồn tồn có thể chọn lựa đi mua các hợp đồng giao sau xăng dầu (oil and energy futures). Ví dụ, vào thời điểm này DN ký hợp đồng mua xăng với giá Fix (cố
định) 15.000 VND/lít trong vịng 6 tháng. Nếu 6 tháng sau, giá xăng có giá là 20.000
VND/lít, DN chỉ trả 15.000 VND/lít. DN sẽ có lời và góp phần bình ổn giá xăng trong nước. Tuy nhiên, giá xăng sẽ giảm xuống 10.000 VND/lít trong 6 tháng tới, DN buộc phải chịu lỗ 5.000 VND/lít. Do cơ chế, hiện mặt hàng xăng dầu vẫn do các DN Nhà nước nhập khẩu. Nếu sử dụng nghiệp vụ thị trường giao sau để mua xăng dầu, lời thì khơng ai khen, nhưng lỗ làm thất thoát tiền của Nhà nước thì... “chết”!
Và cịn một ngun nhân nữa là thị trường xăng dầu vẫn còn độc quyền. Bởi đối với mặt hàng chiến lược như xăng dầu khi Nhà nước bỏ cơ chế định giá, mà trao quyền cho DN thì phải tạo ra một thị trường cạnh tranh thực sự hoàn hảo. Tuy nhiên, trên thực tế thì thị trường xăng dầu hiện nay, mặc dù có nhiều đầu mối kinh doanh, nhưng Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vẫn chiếm thị phần áp đảo tới 60% (trong khi theo luật cạnh tranh thì chiếm trên 30% đã là DN độc quyền chi phối thị trường rồi). Như vậy, bản chất thị trường vẫn do Petrolimex độc quyền. Trong nền kinh tế thị trường, đối với loại sản phẩm có tính chiến lược, đồng thời chiếm một thị phần
rất lớn mà Nhà nước "thả" cho tự định giá, thì DN sẽ quyết định tồn bộ thị trường.
định giá, nhưng lại phải xin phép liên bộ Tài chính- Thương mại. Liên bộ đồng ý mới được phép tăng, trường hợp DN tăng không hợp lý thì liên bộ sẽ khơng đồng ý.
Ngay cả khi đã có thị trường giao sau nhưng nếu như ngành xăng dầu vẫn tiếp tục chỉ có một số công ty được độc quyền kinh doanh xăng dầu, thì e rằng hiệu ứng phịng ngừa rủi ro cho người tiêu dùng sẽ không đạt được.
Nếu như chỉ có một số ít các DN được kinh doanh xăng dầu thì rõ ràng có thể lo ngại xảy ra tình trạng giá dầu thế giới lên thì giá dầu Việt Nam lên, giá thế giới giảm thì giá ở Việt Nam đứng yên! Mà đã độc quyền ngành như vậy thì trên thị trường giao sau các DN này cũng có thể tham gia thao túng giá, khiến giá giao sau thay đổi theo hướng có lợi cho họ. Họ độc quyền bán xăng dầu, thì lấy ai mà là đối trọng về quyết
định giá trên thị trường giao sau với họ!