Các quan điểm xây dựng mô hình Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUỸ đầu tư PHÁT TRIỂN NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội của TỈNH LONG AN (Trang 56 - 58)

2005 Cơ cấu (%) 2010 Cơ cấu (%) 2015 Cơ cấu (%) 2020 Cơ (%) cấu

3.1.2.Các quan điểm xây dựng mô hình Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An:

Long An:

3.1.2.1. Tạo cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững:

Thứ nhất, sớm hình thành thị trường tài chính, nhằm thu hút các nguồn

vốn khác nhau cho đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô kinh

doanh của các nhà đầu tư. Cùng với tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế

giới (WTO) và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm..., cần

Thứ hai, khuyến khích thành lập các định chế tài chính, các tổ chức trung gian tài chính trên địa bàn các tỉnh có khu kinh tế như: công ty chứng

khoán, công ty thuê mua tài chính, công ty mua bán và môi giới chứng khoán,

công ty tài chính bảo hiểm…

Thứ ba, khai thác tốt các nguồn vốn tín dụng nhà nước. Trong giai đoạn

đầu, cho phép các doanh nghiệp trong các khu kinh tế được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước như đối với các dự án đầu tư trên địa bàn có

điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3.1.2.2. Tăng cường vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tiếp cận

với các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (FDI):

Để thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI, Quỹ ĐTPT tỉnh cần huy động

vốn trong nước tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, điện nước, truyền thông… ở các khu công nghiệp mới theo qui hoạch.

Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, môi trường pháp lý theo hướng ngày càng minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cung cấp hạ tầng và hệ thống

dịch vụ tốt như cấp điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông, khách sạn, bệnh

viện, trường học, nhà ở…, tạo điều kiện về đất đai cho các nhà đầu tư.

3.1.2.3. Góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội

của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa:

- Tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội.

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động

trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất

triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch

vụ trong GDP.

- Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH -

HĐH là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo

lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng

vùng, từng địa phương.

- Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá. Mặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại

có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch CCKT.

3.1.2.4. Tạo đầu mối giao lưu kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh,

miền Đông và Tây Nam bộ:

Long An là cửa ngõ nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng đồng

bằng sông Cửu Long, thành viên của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong vành đai công nghiệp và đô thị của trung tâm kinh tế lớn-thành phố Hồ

Chí Minh, sẽ có nhiều cơ hội nâng cao năng lực sản xuất, trình độ khoa học

công nghệ, phát triển sản xuất toàn diện theo hướng công nghiệp hoá và xuất

khẩu, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUỸ đầu tư PHÁT TRIỂN NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội của TỈNH LONG AN (Trang 56 - 58)