Xác định vị trí chiến lược của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: 1.Vị trí chiến lược của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUỸ đầu tư PHÁT TRIỂN NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội của TỈNH LONG AN (Trang 44 - 46)

2005 Cơ cấu (%) 2010 Cơ cấu (%) 2015 Cơ cấu (%) 2020 Cơ (%) cấu

2.4.Xác định vị trí chiến lược của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: 1.Vị trí chiến lược của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương:

2.4.1.Vị trí chiến lược của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương:

Việc xác định vị trí chiến lược của Quỹ ĐTPT trong tổng thể phát triển

kinh tế xã hội của địa phương là điều hết sức cần thiết nhằm xây dựng các

định hướng đúng đắn thúc đẩy hoạt động của Quỹ trong hiện tại và tương lai.

Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đến năm 2010 GDP sẽ tăng gấp đôi so với năm 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm. Để đảm bảo mục tiêu trên, từ nay đến năm 2010 mỗi năm nền kinh tế cần khoảng 250 - 300 nghìn tỷ đồng vốn cho đầu tư phát triển. Do đó, áp lực về cân đối vốn cho đầu tư phát triển trong thời gian tới là rất lớn.

Về mặt cơ chế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để động viên mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển. Định hướng phát

triển tài chính Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại

Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg ngày 14/12/2004 đã chỉ rõ phải xây dựng được cơ chế chính sách động viên, phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả, khai thông các nguồn nội lực, thu hút ngoại lực. Trong đó, nhấn

mạnh giải pháp tái tạo nguồn vốn đầu tư cho ngân sách, nâng cao hiệu quả sử

dụng tài sản nhà nước thông qua đẩy mạnh việc bán, cho thuê tài sản nhà

nước (kể cả bán, cho thuê quyền khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng) và động

viên, thu hút rộng rãi các nguồn vốn trong xã hội để đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá các dịch vụ công.

Chính phủ cũng đã có chủ trương khuyến khích đa dạng hóa các nguồn

vốn cho đầu tư thông qua việc phát triển các loại hàng hóa là các công cụ nợ

và công cụ vốn trên thị trường vốn nhằm xây dựng một thị trường tài chính hiện đại. Chủ trương này cũng đã tính đến yếu tố nền kinh tế nước ta đang

từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, khi đó các biện pháp tài trợ tài chính trực tiếp mang tính hành chính sẽ bị loại bỏ dần, thay vào đó là các phương thức huy động vốn minh bạch, công khai thông qua các công cụ

của thị trường.

Phân cấp quản lý ngân sách, phân cấp quản lý tài chính giữa chính

quyền trung ương và địa phương ngày càng được đẩy mạnh hơn đã nâng cao tính chủ động trong quản lý ngân sách và sử dụng nguồn vốn của nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các quy định mới về

quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước cũng cho phép nâng cao sự

tự chủ của địa phương trong việc quản lý các nguồn vốn của ngân sách đầu tư

vào các doanh nghiệp.

Về cơ bản, cho đến nay, Nhà nước đã cho phép các địa phương nhiều

quyền tự chủ và nhiều sự lựa chọn trong việc huy động và phân phối các

các nguồn vốn đầu tư tại các địa bàn phù hợp với xu thế phát triển chung của

nền kinh tế.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUỸ đầu tư PHÁT TRIỂN NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội của TỈNH LONG AN (Trang 44 - 46)