DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM KHÁI NIỆM, BỐI CẢNH VÀ CHÍNH SÁCH pdf (Trang 31)

Ở Việt Nam, mặc dù chưa bao giờ được công nhận chính thức, nhưng các hoạt động sử dụng kinh doanh như một công cụ để phục vụ cho lợi ích cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế đã xuất hiện từ khá lâu. Một nghiên cứu gần đây của CSIP, Hội đồng Anh và Spark (2011), đã phát hiện trong số 167 tổ chức được nhận diện với đầy đủ các đặc điểm của DNXH, tổ chức có lịch sử lâu đời nhất là HTX Nhân Đạo thuộc Hội Người khuyết tật Hà Nội, thành lập năm 1973. Có thể chia quá trình phát triển của các DNXH ở Việt Nam thành ba giai đoạn chính như sau: (i) trước Đổi mới (1986), DNXH gắn với sở hữu tập thể, hoạt động dưới hình thức các HTX phục vụ nhu cầu

của nhóm cộng đồng yếu thế;

(ii) từ 1986-2010, DNXH gắn với các NGO và nguồn vốn tài trợ chủ yếu từ các tổ chức nước ngoài;

(iii) hiện nay, từ khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. DNXH hoạt động theo nguyên tắc thị trường; nguồn vốn chuyển dịch từ tài trợ bên ngoài sang nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh.

1.2.1. Trước Đổi mới (1986)

Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước là chủ thể duy nhất có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ xã hội được phân phối tới người dân. Sự hình thành và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn chặt với hệ thống quản lý nhà nước (QLNN) và là nơi duy nhất qua đó cá nhân có thể tham gia vào hoạt động cộng đồng. Trong thời kỳ này, các loại hình tổ chức xã hội độc lập với nhà nước như các tổ chức NGO không được phép hoạt động ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được công nhận là hai thành phần kinh tế chủ đạo của đất nước.

Trong bối cảnh ấy, hợp tác xã (HTX) là hình thức tổ chức kinh tế-xã hội phù hợp duy nhất được thành lập để đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của xã viên theo tinh thần cộng đồng: hợp tác, chia sẻ và cùng hưởng lợi. HTX được coi là một tổ chức thuộc sở hữu cộng đồng, đồng thời là một đơn vị kinh tế độc lập. Chính vì vậy, HTX có thể được coi là mô hình doanh nghiệp xã hội sớm nhất ở Việt Nam. Về mặt chính sách, nhà nước cũng có nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển của HTX ngay từ những năm đầu xây dựng CNXH ở Miền Bắc. Đến năm 1987, số lượng các HTX trên cả nước lên tới gần 74,000, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, góp phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cộng đồng.

Hộp 8: Hợp tác xã Nhân Đạo

HTX Nhân Đạo được thành lập từ năm 1973, là đơn vị có bề dày truyền thống sản xuất, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người khuyết tật trong đó phần lớn là người mù. Các hoạt động chính của HTX gồm: xoa bóp, bấm huyệt, sản xuất kinh doanh tăm, chổi... HTX Nhân Đạo đã góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều người khuyết tật và chung tay giải quyết các vấn đề xã hội với Nhà nước.

Nguồn: CSIP

Trong số các HTX ra đời trong giai đoạn này, một số không nhỏ được thành lập để tạo việc làm, hỗ trợ cuộc sống cho những đối tượng yếu thế của xã hội, chủ yếu là người khuyết tật. Hầu hết các HTX của người khuyết tật hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, như mây tre, đan thêu, may mặc... bởi đây được coi là những việc làm phù hợp với sức khỏe và điều kiện lao động của họ.

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1986-2010

Mặc dù DNXH đã manh nha xuất hiện dưới hình thức HTX từ lâu, nhưng các hoat động kinh doanh vì mục tiêu xã hội với đầy đủ các đặc điểm cơ bản của mô hình DNXH chỉ bắt đầu phát triển kể từ khi chính sách Đổi Mới được thực hiện vào năm 1986. Đây là cột mốc đánh dấu sự thừa nhận các thành phần kinh tế mới là kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ5. Nhờ đó, vai trò chủ động của cá nhân và cộng đồng trong việc cung cấp và trao đổi các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân đã được công nhận và phát triển.

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM KHÁI NIỆM, BỐI CẢNH VÀ CHÍNH SÁCH pdf (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)