Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm VIGO đến năng suất, chất lượng giống ngô ngọt CPS 211 trên đất bạc màu huyện hiệp hoà bắc giang (Trang 34 - 39)

và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối t−ợng nghiên cứu

- Chế phẩm phân Vigo

Chế phẩm Vigo là sản phẩm của tập đoàn CP Thái Lan (CP GROUP). Đây là loại phân bón lá với thành phần phức tạp gồm nhiều nguyên tố dinh d−ỡng đa l−ợng, trung và vi l−ợng đ−ợc phối trộn với các axit amin chiết ra từ protein của tế bào thực vật, cung cấp dinh d−ỡng cho cây trồng bằng việc phun qua lá. Trong thành phân của chế phẩm còn có các chất điều hoà sinh tr−ởng auxin, gibberellin và cytokinin giúp cây trồng phát triển toàn diện.

- Giống cây trồng

Giống ngô ngọt CPS211 (Zea mays var. rugosa), tên tiếng anh: Sweet Corn: là giống lai đơn có nguồn gốc từ Thái Lan do công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam nhập nội và phát triển. Giống có năng suất cao, thích nghi rộng có thể trồng đ−ợc nhiều vụ trong năm. Thời gian sinh tr−ởng từ 70 - 75 ngày trong vụ xuân, 60 - 62 ngày trong vụ hè thu và 65 - 70 ngày trong vụ đông. (Đặc tính nông học xem phụ lục 2)

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện thí nghiệm trên loại đất bạc màu, tại trạm cải tạo đất bạc màu L−ơng Phong Hiệp Hoà Bắc Giang.

3.2. Nội dung nghiên cứu

cây ngô ngọt trên 2 nền phân bón khác nhau.

- Xác định năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô ngọt CPS 211 trên từng công thức thí nghiệm.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm

- Xác định một số chỉ tiêu chất l−ợng của ngô ngọt trên các công thức thí nghiệm: hàm l−ợng NO-

3, đ−ờng tổng số, vitamin C, chất khô

- Xác định một số tính chất cơ bản của đất tr−ớc và sau khi khi thí nghiệm (pH, % cấp hạt, OC, N, P, K tổng số, P, K dễ tiêu, Ca, Mg, CEC).

- Lựa chọn nồng độ Vigo thích hợp cho cây ngô ngọt trên đất bạc màu 3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Ph−ơng pháp điều tra thu thập các số liệu, tài liệu thứ cấp gồm

Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nh−ỡng liên quan đến sinh tr−ởng của ngô ngọt, điều kiện đầu t− và quy trình thâm canh cây ngô ngọt.

3.3.2. Ph−ơng pháp thực hiện thí nghiệm đồng ruộng

Thí nghiệm thực hiện trong 2 vụ liên tiếp, đ−ợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), với 7 công thức, ba lần nhắc lại (21 ô thí nghiệm). Diện tích của mỗi ô thí nghiệm là 20m2, trên hai nền phân bón:

Nền 1: 180kgN+90kg P2O5+120kg K2O+8 tấn PC Nền 2: 144kgN+72kg P2O5+96kg K2O+8 tấn PC Công thức cụ thể nh− sau:

Số CT Phân bón (kg/ha) Cách bón CT1(ĐC) Nền 1+ phun n−ớc CT2 Nền 1+ 834 ml Vigo (Nồng độ 0,5 ml/lít) CT3 Nền 1+ 1668 ml Vigo (Nồng độ 1,0 ml/lit) CT4 Nền 1+ 2502 ml Vigo (Nồng độ 1,5 ml/lít) CT5 Nên 2 + 834 ml Vigo (Nồng độ 0,5 ml/lít) CT6 Nền 2 + 1668 ml Vigo (Nồng độ 1,0 ml/lit) CT7 Nền 2 + 2502 ml Vigo (Nồng độ 1,5 ml/lít) - PC hoai:bón lót 100%.

- Phân đạm urê: bón thúc lần 1 sau trồng 15-20 ngày 40%, thúc lần 2 khi ngô đ−ợc 30-35 ngày 40%, thúc lần 3 sau khi ngô trỗ đều (40-42 ngày) 20%.

- Phân kaliclorua: thúc lần 1 30%, thúc lần 2 50%, thúc lần 3 20%.

- P2O5: Bón lót 100%

L−ợng chế phẩm Vigo ở các công thức chia đều làm 3 lần phun/vụ cách nhau 15 ngày. Bắt đầu phun khi ngô 3 lá. Ngoài ra l−ợng chế phẩm Vigo còn đ−ợc t−ới vào đất 2 lần tr−ớc khi trồng và sau trồng 1 tháng là 4166 ml mỗi lần 2083ml pha với 833,2 lít n−ớc (Nồng độ 2,5 ml/lit).

* Chú thích: ĐC (đối chứng); PC (phân chuồng hoai); L−ợng Vigo ở mỗi công thức đều đ−ợc pha với 1668 lít n−ớc.

3.3.3. Ph−ơng pháp lấy mẫu đất

- Lấy mẫu hỗn hợp bằng ph−ơng pháp đ−ờng chéo. - Lấy tầng đất 0-20cm.

3.3.4. Ph−ơng pháp xác định năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất - Xác định các yếu tố cấu thành năng suất: thu liên tục ở mỗi ô thí

nghiệm 10 bắp, đo chiều dài, đ−ờng kính bắp, cân trọng l−ợng bắp, tính trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định năng suất lý thuyết (NSLT): thu liên tục ở mỗi ô thí nghiệm 10 bắp cân trọng l−ợng bắp, căn cứ vào mật độ theo qui trình để xác định: NSLT = trọng l−ợng bắp x mật độ. (Mật độ trồng 70cm x 25cm, trung bình 5,5 vạn cây/ha)

- Xác định năng suất thực thu: thu toàn bộ bắp trên ô thí nghiệm, cân trọng l−ợng và tính năng suất.

3.3.5. Các ph−ơng pháp phân tích đất

- pHKCL: sử dụng máy đo pH với tỷ lệ đất : dung dịch KCl 1N là 1:2,5. - Thành phần cấp hạt: ph−ơng pháp ống hút Robinson

- OC%: ph−ơng pháp Walkley Black.

- Mẫu đất đ−ợc công phá bằng hỗn hợp H2SO4- HClO4. Sau đó o N %: ph−ơng pháp Kjeldahl.

o K2O%: xác định bằng máy quang kế ngọn lửa.

o P2O5%: xác định bằng ph−ơng pháp so màu “ xanh Molipđen”. - CEC: ph−ơng pháp amon axetat

- Ca, Mg trao đổi: ph−ơng pháp amon axetat đo bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử.

3.3.6. Các ph−ơng pháp xác định chất l−ợng ngô ngọt - NO-

3: ph−ơng pháp axit Disunphophenie. - Đ−ờng tổng số: ph−ơng pháp Bectran.

- Vitamin C: ph−ơng pháp 2.6 Diclophenolindophenol. - Chất khô: ph−ơng pháp sấy

3.3.7. Các ph−ơng pháp xác định hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế đ−ợc xác định thông qua các chỉ tiêu sau:

- Tổng thu: xác định bằng tổng sản l−ợng nhân đơn giá của sản phẩm tại thời điểm thu hoạch

- Tổng chi: xác định trên cơ sở chi phí giống, phân bón, chế phẩm Vigo và các chi phí khác tại thời điểm thực hiện thí nghiệm

- Thu nhập hỗn hợp : lấy tổng thu trừ tổng chi

- Giá trị ngày công: bằng thu nhập hỗn hợp chia cho tổng số công ở mỗi công thức

3.4. Ph−ơng pháp xử lý số liệu

áp dụng các hàm thống kê trên EXCEL và ch−ơng trình STAT - H (Nguyễn Đình Hiền, 1996).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm VIGO đến năng suất, chất lượng giống ngô ngọt CPS 211 trên đất bạc màu huyện hiệp hoà bắc giang (Trang 34 - 39)