Di tích tiêu biểu

Một phần của tài liệu l_7883_ch_s_7917_vi_7879_t_nam_t_7915_th_7907_ng_c_7893_7871_n_hi_7879_n_7841_i (Trang 96 - 101)

Triều đại Tây Sơn không kéo dài, chỉ trong vòng 14 năm thì tan rã, nên các kiến trúc tượng trưng cho thời đại này không nhiều. Chùa Tây Phương được chỉnh tranh quy mô vào thời này, nên ta có thể xem ngôi chùa cổ kính ấy là di tích của thời gian này.

Chùa Tây Phương có tên nguyên thủy là Sùng Phúc tự hay là Hoành Sơn Thiếu Lâm tự. Chùa tọa lạc ở độ cao 50m trên đỉnh núi Câu Lởu, huyện Thạch Thất, cách Hà Nội 37km về hướng Tây. Năm 1794 chùa được xây dựng lại hoàn toàn mới nên niên đại ra đời được tính từ năm ấy. Nhưng trước thời điểm bày, trên núi Câu Lởu đã có ngôi chùa do Cao Biền lập (865-873) và được Trịnh Tạc sửa sang lại (1657- 1682).

Đường lên chùa phải qua 239 bậc bằng đá ong, Chùa có ba tòa nhà chính. Từ trước vào là tòa Bái đường, đến giữa là Chính điện và sau cùng là Hậu cung. Tòa Bái đường và Hậu cung có chiều dài lớn hơn Chính điện nhưng chiều ngang lại nhỏ hơn.

Nhà xây kiểu hai tầng tám mái có khung gỗ chịu lực, tường ngoài xây gạch Bát Tràng. Ngói lợp gồm hai lớp - lớp ngói lót hình vuông ở dưới và lớp ngói mũi hài ở trên. Cột nhà càng cao thì đường kính càng lớn, hợp lý về chịu lực, hài hòa về kiến trúc. Tất cả cột đều đặt lên các tảng đá xanh.

Chi tiết tranh trí đặc biệt nhất là những đầu đao tức là những đầu mái cong còn gọi là những "đóa hoa đao đình", những đóa hoa này không đồ sộ, không được đưa ra thật xa nhưng lại vươn vút cao lên, tới 2,2m nên mang tính phóng khoáng rất mạnh. Các vì xà, điểm mái chạm khắc chim muông, hoa lá, triện cuốn đặc biệt công phu, các cửa sổ hình tròn.

Hệ thống cửa gỗ lấy ánh sáng rất độc đáo, làm phân tán và lọc độ mạnh của ánh sáng thông thường bằng việc dùng ánh sáng phản xạ hắt từ mặt đất lên để chỉ soi tỏ các tượng Phật và chi tiết kiến trúc bên trong.

Trong chùa có trên 60 pho tượng, trong đó có nhiều tác phẩm quan trọng của điêu khắc Việt Nam vào cuối thế kỷ 18 như tượng Tuyết Sơn, tượng La Hỗu La, các vị La Hán...

Chùa Tây Phương là bức thông điệp khá đầy đủ cho chúng ta, những con người của hai thế kỷ sau, hiểu được trình độ, kỹ xảo, quan niệm sống của người Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII.

Nhà Nguyễn (1802 - 1858) • Gia Long: 1802 - 1820 • Minh Mạng: 1820 - 1840 • Thiệu Trị: 1841 - 1847 • Tự Đức: 1847 - 1883 I. Chính quyền nhà Nguyễn 1. Chính quyền trung ương

Năm 1802 Nguyễn ánh lên làm vua, đóng đô tại Phú Xuân (Huế), lấy niên hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu là Việt Nam. Sau này vua Minh Mạng đổi quốc hiệu thành Đại Nam.

Về việc triều chính, vua Gia long định cứ ngày rằm và ngày mồng một thì thiết đại triều, các ngày mồng 5, 10, 20, 25 thiết triểu triều.

Giúp việc cho vua có 6 bộ là:

Bộ Lại: Phụ trách hệ thống quan lại và chiếu chỉ, Bộ Hộ: phụ trách tài chính, thuế, Bộ Lễ: thi cử, tế lễ..., Bộ Binh: việc quân đội, Bộ Hình: Phụ trách việc tư pháp, Bộ Công: việc xây dựng, cầu đường, đóng tàu.

Bên cạnh lục bộ Đô Sát viện có nhiệm vụ khuyên vua, kiểm tra, thẩm sát, kê hạch các quan để đừng sa vào những hành đông sai phép nước.

Sau này vua Minh Mạng đặt thêm hai cơ quan quan trọng là Nội các và Cơ mật viện để giúp vua trong các việc trọng yếu như bổ nhiệm quan lại, phân chức, chu toàn bảo ấn, văn bảo. Vua còn đặt ra Tôn nhân phủ trông coi mọi việc trong giới tôn thất và định lại quan chế.

Ngoài ra còn có Bưu chính ty lo săn sóc hệ thống trạm dịch, Tào chính ty lo việc giao thông đường sông, Hỏa pháo ty chuyên sản xuất vũ khí có chất nổ, Thái y viện lo việc y tế cho vua là hoàng gia, Khâm thiên giám xem thiên văn, làm lịch, Quốc tử giám lo việc học hành và các khoa thi.

2. Chính quyền địa phương

Vua Gia Long chia nước ra làm 23 trấn, 4 dinh, dưới trấn là phủ, huyện, châu, tổng, xã. Bắc thành có 11 trấn, Gia Định thành có 5 trấn, miền Trung có 7 trấn còn Kinh kỳ thì thống quản 4 dinh. Bắc Thành và Gia Định thành có Tổng trấn và Hiệp, Phó Tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có toàn quyền giải quyết mọi việc thay vua.

Nhưng khi vua Minh Mạng lên thay, có chủ trương tập quyền bên bãi bỏ chức tổng trấn,đổi trấn thành tỉnh và đặt ra các chức vụ để điều hành các tỉnh ấy. Tổng đốc phụ trách việc quân sự và dân sự trong hạt, Tuần phủ phụ trách việc chính trị, giáo dục và phong tục, Bố chính sứ phụ trách việc thuế, án sát sứ coi việc hình và trạm dịch, Lãnh binh coi việc binh lính.

Nhìn chung, hệ thống chính quyền nhà Nguyễn là một hệ thống quân chủ tập trung, nhất là dưới thời vua Minh Mạng. Nhà vua trực tiếp giải quyết mọi việc, mọi tờ sớ đưa lên đều được vay duyệt và phê vào quyết định của mình.

3. Pháp luật

Vua Gia Long sai các quan dựa vào bộ luật Hồng Đức cùng bộ luật của nhà Thanh để soạn lại một bộ luật mới cho Việt Nam. Quan đại thần Nguyễn Văn Thành được giao nhiệm vụ làm tổng tài việc biên soạn. Công việc được bắt đầu vào năm 1811 và đến năm 1815 là hoàn thành, cả thảy 22 quyển gồm 398 điều. Bộ luật này có tên là "Hoàng triều luật lệ" và vẫn thường được gọi là bộ luật Gia Long.

So với luật Hồng Đức thì luật Gia Long khắt khe hơn, quyền lợi của phụ nữ không được coi trọng, phạm vi trừng trị bị mở rộng cho đến với cả bà con thân thuật của phạm nhân. Các hình phạt dã man như lăng trì (xẻo thịt cho chết dần), trảm khiêu (chém bêu đầu), phanh thây... được duy trì.

4. Việc bang giao* Với Trung Quốc * Với Trung Quốc

Sau khi lên ngôi, theo đường lối ngoại giao của các triều trước đối với Trung Quốc, Gia Long phái sứ bộ sang nhà Thanh. Có hai sứ bộ được phái đi. Một do Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ đem nộp sắc ấn của nhà Thanh đã ban cho nhà Tây Sơn trước đây cùng áp tải một số giặc biển người Trung Quốc sang trao cho Tổng đốc Quảng Đông để Thanh triều giải quyết. Sứ bộ kia do Lê Quang Định làm chánh sứ có nhiệm vụ sang cầu phong cho vua Gia Long cùng việc đổi quốc hiệu lại là Nam Việt. Cả hai đoàn sứ bộ đều được vời đến Kinh Đô yết kiến Hoàng đế Thanh triều và được tiếp đãi niềm nở. Đến đầu năm 1804 nhà Thanh sai sứ sang phong vua làm An Nam Quốc vương và nhận đổi quốc hiệu là Việt Nam chứ không phải Nam Việt. Từ đấy cứ bốn năm một lần, Việt Nam cử phái bộ mang phẩm vật sang biếu tặng nhà Thanh. Đồng thời nhà Thanh cũng gởi tặng phẩm lại cho vua Nguyễn. Lề lối ngoại giao này được duy trì cho đến thời kỳ thuộc địa.

* Với Xiêm

Có lẽ trong lịch sử bang giao Việt - Xiêm không có lúc nào thắm thiết bằng thời gian đầu đời vua Nguyễn. Do đã từng được Xiêm giúp đỡ trong khi còn bôn ba, vua Gia Long có chính sách hết sức thuận thảo với Xiêm. Ngay cả trong thời gian còn đối đầu với nhà Tây Sơn, dù rời đất Xiêm không có sự thỏa thuận của vua Xiêm, Nguyễn ánh vẫn xem Xiêm là một đồng minh hữu ích. Nguyễn ánh vẫn nhờ vậy Xiêm khi cần và sẵn sàng giúp đỡ Xiêm chống lại Miến Điện hoặc cung cấp gạo thóc khi Xiêm gặp nạn đói. Những lần thắng các trận theo chốt như trận đánh lấy Qui nhơn năm 1799, trận phá được thủy binh Tây Sơn tại Thị Nại năm 1801 Nguyễn ánh đều thông báo cho vua Xiêm biết. Đáp lại vua Xiêm tặng Nguyễn ánh những thứ cần thiết cho chiến tranh như voi đực, thóc.

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long vẫn giữ chính sách hòa hiếu ấy với Xiêm dù cả hai bên đều nuôi tham vọng tạo ảnh hưởng trên đất Chân Lạp. Mâu thuẫn chỉ xuất hiện vào năm 1811 khi quân Xiêm chiếm đóng Battambang và vua Chân Lạp phải chạy sang cầu cứu nhà Nguyễn. Nhiều trận đụng độ giữa quân Nguyễn và quân Xiêm xảy ra trên đất Chân Lạp. Cuối cùng quân Nguyễn xây thành Nam Vang và Thoại Ngọc Hỗu đem quân đóng giữ, bảo hộ đất Chân Lạp. Năm 1835, nhà Nguyễn đổi tên nước Chân Lạp thành Trấn Tây Thành, chia là 32 phủ và 2 huyện. Nhưng không bao lâu, gặp sự chống cự của dân chúng Chân Lạp, vua Thiệu Trị phải cho quân rút về (1841). Nhưng đến năm 1845, Chân Lạp xung đột cùng Xiêm, lại nhờ nhà Nguyễn can thiệp. Vừ đó Chân Lạp lại thần phục nhà Nguyễn.

* Với các nước châu Âu.

Nước Anh và Pháp đều có cử phái bộ đến đặt quan hệ, xin mở cảng buôn bán. Tất cả đều được nhà Nguyễn tiếp đón niềm nở nhưng không đưa ra những cam kết nào. Riêng đối với Pháp thì việc quan hệ có phần đặc biệt. Vua Gia Long vẫn ưu đải các người Pháp đã từng theo giúp nhà vua trong cuộc chiến chống Tây Sơn. Đến thời vua Minh mạng, sau khi hai người Pháp cuối cùng trong triều Việt nam trở về nước thì quan hệ giữa nhà Nguyễn và chính phủ Pháp chấm dứt. Nước Pháp gởi đặ sứ đến chính thức đặt quan hệ ngoại giao với vua Minh mạng nhưng bị

khước từ. Chỉ đến khi thấy các cường quốc xâu xé Trung Hoa, nhà vua mới gởi phái bộ đi đặt quan hệ, nhưng việc chưa thành thì nhà vua từ trần.

Dưới thời vua Thiệu Trị và vua Tự Đức, các cường quốc châu Âu bành trướng thuộc địa đến vùng châu á. Năm 1847 Chính phủ Pháo gửi tối hậu thư đến vua Thiệu Trị đòi huỷ bỏ các chỉ dụ cấm đạo. Từ đó quan hệ Việt - Pháp căng thẳng cho đến khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858.

II. Phát triển kinh tế - xã hội

Cũng như các vương triều phong kiến khác của Việt Nam, nhà Nguyễn chú trọng đến nông nghiệp. Đặc điểm nông nghiệp nổi bật của nhà Nguyễn là công cuộc khai hoang. Nguyễn ánh đã tiến hành công cuộc này tại đồng bằng sông Cửu Long ngay cả trong thời kỳ chống Tây Sơn. Sau khi lên ngôi, ông triển khai việc khai hoang trên quy mô cả nước. Công việc này được tiếp tục tích cực dưới triều các vua Minh Mạng, Thiệu Trị.

Có hai hình thức chính trong việc khai hoang. Đó là doanh điền và đồn điền.

* Doanh điền là một hình thức khai hoang lập ấp. Nhà nước cho người có tiền của đứng ra mộ người đi khai hoang. Đất khai hoang được miễn thuế cho đến ba hoặc năm năm, có khi đến 10 năm. Dân đi khai hoang được Nhà nước cấp tiền làm nhà, trâu cày và điền khí. Người tiên phong thực hiện hình thức khai hoang này là Nguyễn Công Trứ và sau đó là Trương Minh Giảng.

* Đồn điền: Hình thức này đã được Nguyễn ánh áp dụng từ sau khi lấy lại Gia Định. Trong hình thức này, người trực tiếp khai hoang không phải là nông dân mà là binh lính hay tù phạm. Binh lính được chia ra phiên, phiên này tập luyện thì phiên kia làm ruộng. Hoa lợi có được thì lính được hưởng. Sau khi đất biến thành ruộng thì mới phải đóng thuế. Tù nhân cũng được đi khai hoang và có thể trở thành lính đồn điền, khi mãn hạn được chia đất để sinh sống.

Công cuộc khai hoang dưới triều Nguyễn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích canh tác tăng lên đáng kể, cảnh quan hoang vắng của đồng bằng đã chuyển thành một vùng cư dân sầm uất.

Bên cạnh việc khai hoang lập ấp, một công cuộc khác cũng không kém quan trọng là việc đào kênh, vạch hệ thống dẫn nước vào các đồng ruộng đồng thời tạo những con đường thủy thuận tiện cho việc di chuyển, buôn bán tại đồng bằng sông Cửu long. Trong hệ thống chằng chịt các kênh rạch đào bằng tay ấy, ta có thể kể các con kênh có tầm vóc như sau:

* Kênh Đông Xuyên - Kiên Giang đào năm 1818, đây là con kênh dài đầu tiên được thực hiện dười triều Nguyễn, do Thoại Ngọc Hỗu phụ trách. Nguyên đây là một con lạch cạn, quanh năm bùn cỏ đọng lấp. Kênh được đào theo lạch nước cũ trong vòng một tháng thì hoàng thành. Để nêu công Thoại Ngọc Hỗu, vua Gia Long lấy tên của ông đặt cho con kênh mới mà sách sử vẫn gọi là ông Thụy Hà

* Kênh Vĩnh Tế được khởi công vào năm 1819, dài 100km nối Châu Đốc và Hà Tiên

* Kênh Phụng Hiệp dài 150km chảy qua Cần Thơ, Rạch Giá và Bạc Liêu, kênh An Thông ở Gia Định đào năm 1820.

* Đào vét và nới rộng ra một số con kênh đã hình thành từ thế kỷ trước như kênh Bảo Định ở Mỹ Tho (1819), kênh Ruột Ngựa ở Chợ lớn.

Qua sự cải tạo mạnh mẽ của nhà Nguyễn, đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vựa lúa của Việt Nam. Ta có thể nói, lịch sử triều Nguyễn gắn liền với công cuộc khai hoang, cải tạo đất.

2. Các hoạt động khác

Tiếp tục bước đường của thời trước, thủ công nghiệp dưới thời nhà Nguyễn sản xuất mạnh các mặt hàng dệt, làm đường ăn, đóng tàu. Đặc biệt ngành đóng tàu đã được phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XVII, nay vẫn được các vua Nguyễn lưu ý duy trì, Một số thuyền được đóng theo kiểu Tây Phương mà Nguyễn ánh đã thâu lượm được phương cách trong thời chống Tây Sơn. Ông mua một chiếc thuyền châu Âu rổi cho tháo rời từng mảnh. Thợ thuyền sẽ chế tạo theo từng mảnh ấy rồi đóng lại. Sau này, dưới thời Gia Long, có rất nhiều xưởng đóng tàu, đặc biệt xưởng Chu Sư nằm dọc bờ sông Tân Bình (Gia Định), dài đến ba dặm.

Việc khai mỏ cũng được nhà Nguyễn quan tâm. Đó là các loại mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ bạc, đồng, diêm tiêu, kẽm... Nhà nước quản lý khai thác một số, ngoài ra cho tư nhân lĩnh trưng miễn là có vốn và đóng thuế đầy đủ.

Tiếp theo truyền thống của các thế kỷ trước, các cảng biển Việt Nam vẫn được các thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi nhưng lưu lượng hàng hóa không còn phong phú như trước. Thuyền buôn phương Tây cũng thế, thỉnh thoảng đến mua các thổ sản nhưng không thể lập thương điếm như những thế kỷ trước nữa. Nhà Nguyễn cũng có phái một số thuyền đi mua hàng nước ngoài, tuy nhiên, đó chỉ là những chuyến đi lẻ tẻ, không đóng góp gì đáng kể cho nền kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu l_7883_ch_s_7917_vi_7879_t_nam_t_7915_th_7907_ng_c_7893_7871_n_hi_7879_n_7841_i (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w