Tác động tới tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thá

Một phần của tài liệu Luận văn: Định giá tổn thất môi trường do hoạt động nuôi tôm ven biển potx (Trang 47 - 49)

4. Sản phẩm của đề tà

2.1.3.Tác động tới tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thá

Phá huỷ, thu hẹp các hệ sinh thái tự nhiên, làm mất nơi c− trú, bãi

giống, bãi đẻ của nhiều loài sinh vật.

Vùng bờ biển th−ờng đa dạng các hệ sinh thái (HST), trong đó có các HST quan trọng nh−: HST rừng ngập mặn, HST cỏ biển và HST vùng triều, cửa sông. Các HST này có tiềm năng sinh vật lớn: đa dạng sinh học cao, nơi c− trú, sinh đẻ, nơi cung cấp thức ăn cho nhiều loài hải sản và tồn tại các bãi đặc sản nh− tôm, cua, ngao, sò....

Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong chu trình dinh d−ỡng, là nguồn cung cấp chất hữu cơ để tăng năng suất vùng biển, là nơi sinh đẻ, nuôi d−ỡng hoặc nơi sống lâu dài, thích hợp cho nhiều loài tôm, cua, cá và nhuyễn thể có giá trị. Có một mối liên quan mật thiết giữa RNM và sản l−ợng các loài hải sản đánh bắt đ−ợc ở RNM. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức trên các bãi triều (đặc biệt là NTTS) đã làm thay đổi cân bằng sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ biển. Từ các bãi triều tự nhiên có và không có rừng ngập mặn thành các đầm nuôi, ruộng lúa 1 vụ, 2 vụ và đồng muối với các giai đoạn chuyển đổi khác nhau.... Từ môi tr−ờng không ngập n−ớc th−ờng xuyên chuyển sang môi tr−ờng ngập n−ớc th−ờng xuyên, nhiều loài cây ngập mặn bị chết, chỉ còn tồn tại những loài có bộ rễ v−ơn cao dạng rễ chùm nh− vẹt dù, đ−ớc vòi.... Sau khi đắp đầm nuôi, RNM trong đầm ở các tỉnh phía Bắc bị chết hoàn toàn và thay thế bằng các loài thực vật khác nh−: sậy, cói, rong đuôi chó... phát triển dầy đặc. Một số cây ngập mặn sống đ−ợc trong đầm cũng bị chặt bỏ do phân huỷ mùn bã hữu cơ tại chỗ làm môi tr−ờng n−ớc, trầm tích bị ô nhiễm gây bất lợi cho vật nuôi. Rừng ngập mặn bị phá hủy, bãi triều bị thu hẹp tạo ra sự mất cân bằng trong quá trình trao đổi n−ớc, lắng đọng bồi tích, cung cấp dinh d−ỡng, chất hữu cơ, thu hẹp nơi sinh c−, bãi giống, bãi đẻ và giảm nguồn giống cho khu vực.

Thảm cỏ biển, rong biển th−ờng phân bố trên nền đáy t−ơng đối nông, bằng phẳng, n−ớc trong, chất đáy là bùn cát, cát bùn hoặc cát. Đây là hệ sinh thái có vai trò rất quan trọng cung cấp nguồn vật chất hữu cơ và dinh d−ỡng cho thủy vực, cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật biển đồng thời

là nguồn lợi đáng kể của khu vực. T−ơng tự nh− đối với rừng ngập mặn, các thảm cỏ biển, rong biển ven bờ bị thu hẹp hoặc bị giẫm nát do hoạt động nuôi trồng thủy sản và các hoạt động kinh tế khác ở ven bờ.

Môi tr−ờng sinh thái vùng bờ biển bị biến đổi do các quá trình thoái hóa, ô nhiễm đầm nuôi, ảnh h−ởng đến sự phát triển của sinh vật, nhiều loài kém thích nghi sẽ chết hoặc di c− đi nơi khác làm thay đổi cấu trúc của khu hệ sinh vật, giảm đa dạng sinh học vùng ven bờ.

Giảm đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên sinh vật vùng triều

+ Thay đổi cấu trúc khu hệ sinh vật

Môi tr−ờng vùng bờ biển chịu ảnh h−ởng mạnh mẽ bởi tính chất hòa trộn của hai khối n−ớc sông - biển và thời gian ngập n−ớc hay phơi cạn của bãi triều. Đắp đầm nuôi thủy sản, hạn chế trao đổi n−ớc làm thoái hóa môi tr−ờng đầm nuôi, tăng thêm sự khác biệt độ muối và pH giữa trong và ngoài đầm nuôi, do đó sẽ ảnh h−ởng nhất định đến sự phát triển của thủy sinh vật trong khu vực.

Độ muối là nhân tố chủ đạo tạo nên môi tr−ờng sinh thái có những đặc tr−ng riêng ảnh h−ởng sâu sắc đến cấu trúc của khu hệ sinh vật. Sự khác biệt của độ muối trong đầm nuôi so với bên ngoài sẽ tạo ra sự khác biệt về phân bố thành phần nhóm loài t−ơng ứng. Ngoài ra, cấu trúc khu hệ sinh vật thay đổi ít hay nhiều còn phụ thuộc và tính −a rộng hay hẹp muối, khả năng thích nghi, khả năng di chuyển của các loài có trong khu vực.

+ Gây độc, gây chết, giảm nguồn thức ăn tự nhiên cho vật nuôi

Một số tr−ờng hợp sau các cơn m−a lớn, nồng độ muối giảm đột ngột hoặc bờ đầm phèn hoá bị n−ớc m−a rửa trôi, pH n−ớc cũng giảm đột ngột làm tôm, cá chết hàng loạt. Xác của chúng bị phân huỷ yếm khí gây ô nhiễm bùn đáy đầm, khi tháo đầm, chất bẩn lan truyền ra bên ngoài gây ô nhiễm bãi triều tự nhiên, ảnh h−ởng đến các nguồn giống và nhiều hải sản có giá trị khác trong vùng triều. Tuy nhiên, ảnh h−ởng ô nhiễm lan truyền này cho đến nay vẫn ch−a có nghiên cứu cụ thể.

Độ chua của n−ớc trong đầm còn ảnh h−ởng đến sự phát triển của vi sinh vật, kể cả động vật nguyên sinh là thức ăn quan trọng của các hải sản nuôi. Độ pH thấp còn ảnh h−ởng đến sự trao đổi chất của các loài tảo và động vật nhỏ. Độ pH giảm tạo điều kiện cho các kim loại nặng, các chất độc đ−ợc giải phóng ra khỏi các hợp chất cacbonat gây độc hại cho các động vật thuỷ sinh, nh−ng lại thuận lợi cho quá trình chuyển các muối phốt phát thành dạng ion tự do cần thiết cho sự sinh tr−ởng của tảo phù du.

Mặt khác, đắp đầm nuôi đã ngăn cản quá trình bồi tụ của bãi lầy, làm cho một số loài thực vật tiên phong nh− bần, ô rô... không mọc đ−ợc, đồng thời hạn chế một nguồn lớn tôm giống, cua giống di c− vào các cửa sông.

Ngoài ra, suy thoái tài nguyên sinh vật còn thể hiện ở sự giảm năng suất, sản l−ợng các đầm theo thời gian, giảm số cá thể và số loài trong đầm nuôi so với bãi triều do tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản vùng bờ biển.

Tăng khả năng xuất hiện và lan truyền dịch bệnh trong khu vực

Đầm nuôi áp dụng hệ thống mở dễ bị phơi nhiễm với các vi rút gây bệnh, khả năng lan truyền bệnh lớn do n−ớc thải chứa mầm bệnh không xử lý đ−ợc xả trực tiếp ra môi tr−ờng bên ngoài. ảnh h−ởng này càng lớn khi khu vực có mật độ đầm nuôi cao, biên độ thuỷ triều nhỏ làm cho khối l−ợng lớn các tác nhân ô nhiễm không có điều kiện khuếch tán xa bờ, khả năng lây nhiễm bệnh giữa các đầm nuôi rất lớn một khi có mầm bệnh trong khu vực. Ngoài ra, khả năng xuất hiện, lan truyền dịch bệnh ở các khu vực đầm nuôi thủy sản còn có những nguyên nhân khác nh−: ô nhiễm từ n−ớc thải sinh hoạt, n−ớc thải công nghiệp....

Một phần của tài liệu Luận văn: Định giá tổn thất môi trường do hoạt động nuôi tôm ven biển potx (Trang 47 - 49)