SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TAI TƯỢNG 1 Điều kiện ao nuôi vỗ

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI gà – cá kết hợp (Trang 60 - 63)

II.1. Điều kiện ao nuôi vỗ

Ao sử dụng nuôi vỗ và cho đẻ trực tiếp trong ao phải có diện tích lớn từ 500 - 1000 m2, độ sâu từ 1 - 1,5 m, độ trong từ 15 - 20 cm, pH bằng 6 - 8 là thích hợp. Ao được thay nước thường xuyên tạo điều kiện sinh thái thích hợp, kích thích quá trình sinh sản của cá. Mật độ thả từ 0,3 - 0,5 kg/m2. Cần phải tẩy dọn ao trước khi thả cá để diệt địch hại và cá tạp.

Thức ăn nuôi vỗ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành thục của cá. Do có tập tính ăn tạp nên có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn để nuôi vỗ cá tai tượng. Tuy nhiên để cá thành thục và sinh sản tốt có thể áp dụng nuôi vỗ một trong các công thức sau

 Công thức I: Thức ăn tinh gồm − Cám mịn: 50 % − Bột cá: 25 % − Bánh dầu: 25 %

Khẩu phần ăn: 2 - 3 %/trọng lượng cá/ngày. Ngoài ra cho ăn thêm 10 % rau muống.  Công thức II: Thức ăn tinh gồm

− Cám mịn: 50 % − Bột cá: 30 % − Bánh dầu: 10 %

Khẩu phần ăn: 5 - 7 %/trọng lượng cá/ngày. Ngoài ra cho ăn thêm 5 % rau muống.  Công thức III: Thức ăn tinh gồm

− Cám mịn: 40 % − Bột cá: 30 % − Bột đậu nành: 30 %

Khẩu phần ăn: 5 %/trọng lượng cá/ngày. Ngoài ra cho ăn thêm 5 % rau muống.

Cần làm sàng đặt ở độ sâu 40 - 50 cm so với mặt nước để đặt thức ăn, giúp chúng ta theo dõi hoạt động ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

II.3. Cá bố mẹ

Cá bố mẹ có thể nuôi chung hoặc nuôi riêng. Hình thức nuôi chung đực cái được áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn vì nó tận dụng được diện tích mặt nước, đở tốn công đánh bắt và chọn lựa cá. Tỷ lệ đực : cái = 1 : 1 hoặc 2 : 3.

Cá chọn nuôi phải là cá khõe mạnh, vẩy đều, láng bóng, cá phải đồng cở về kích thước và về lứa tuổi. Cá đẻ tốt phải đạt trên 3 năm tuổi, trọng lượng từ 1,5 - 2 kg/con. Khi còn nhỏ rất khó phân biệt đực, cái. Đối với cá trưởng thành ta có thể phân biệt dựa vào các đặc điểm sau

Trán Gốc vây ngực Hàm dưới Vi lưng và vi đuôi Có khối u to Màu trắng Dày hơn Nhọn

Nhỏ hoặc không có khối u Có chấm đen hay xám Mỏng hơn

Tròn Cá bố mẹ tốt phải đạt các yêu cầu sau

• Cá đực: Môi và trán có màu hồng do nhiều mạch máu phân bố, bụng màu vàng nhạt, lổ sinh dục có màu phớt hồng (vuốt nhẹ có sẹ trắng chảy ra).

• Cá cái: Bụng hơi to, lổ sinh dục lồi màu hồng, trứng tròn, đều, rời và có màu vàng cam.

II.4. Cho cá sinh sản

Vật liệu làm tổ là một yêu cầu sinh thái không thể thiếu đối với cá tai tượng khi sinh sản, các vật liệu phải đãm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

Tổ cá: được làm bằng tre, có chiều dài 70 - 90 cm, phần chính dài 40 - 50 cm, đường kính miệng tổ 25 - 30 cm. Đặt tổ chúc xuống một góc 15 - 20o và cách mặt nước 15 - 20 cm. Xơ: được làm từ xơ dừa hay cau đã xử lý, chiều dài xơ 20 - 40 cm, xơ được đặt gần tổ để cá dể dàng kéo khi bắt cặp xây tổ. Số tổ bằng 1/2 - 2/3 số cá cái, khoảng cách giũa các tổ là 2 - 3 m.

Thu trứng

Cá tai tượng kéo tổ mạnh nhất vào lúc trưa nắng khi nhiệt độ nước khoảng 30 - 33oC. Trước khi sinh sản, xơ được xếp thành từng lớp đến khi tổ có dạng hình phểu thì bắt đầu đẻ trứng. Thường cá đẻ từ 3 - 6 đợt, mỗi đợt một lớp trứng, lớp này cách lớp kia bằng một lớp xơ. Thời gian sinh sản thường kéo dài từ 1 - 3 giờ.

Nên thăm tổ cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát, tránh thăm tổ vào buổi trưa nắng sẻ ảnh hưởng đến hoạt động làm tổ và sinh sản của cá. Thường mỗi ngày thăm tổ một lần để thu trứng kịp thời khi cá đã đẻ xong. Khi thu trứng cần thao tác nhẹ nhàng, cho tổ vào dụng cụ thu trứng như thau, xô có mức nước ngập tổ rồi gở lớp xơ ra, tách trứng đưa vào dụng cụ ấp.

Cách nhận biết cá đã sinh sản: Khi cá sinh sản xong thì miệng tổ được lấp kín, có nhiều trứng rơi vãi hoặc váng dầu nỗi xung quanh tổ, cá bố mẹ canh giữ tổ và quạt nước cho trứng trong tổ.

II.5. Kỹ thuật ấp trứng và ương cá: II.5.1. Âp trứng

Dụng cụ ấp trứng cá Tai tượng có thể là thau, chậu, bể nhựa, bể xi măng có diện tích nhỏ. Mật độ ấp 150 - 200 trứng/lít, thay nước ít nhất 1 lần/ngày, nếu có sục khí liên tục có thể ấp 25000 - 50000 trứng/m3. Nơi ấp phải thoáng mát, nhiệt độ nước thích hợp từ 25 - 30oC, pH dao động từ 6 - 7,5, hàm lượng oxygen hòa tan từ 3,5 - 4 mg/lít.

II.5.2. Ương cá con

Dụng cụ ương cá con có thể là bể xi măng, bể lót bạt nilon hay trong ao đất. Trong đó ương cá trên bể xi măng khá phổ biến và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng có thể ương cá giai đoạn đầu trên bể xi măng và giai đoạn sau ương trong ao đất.

a. Ương trên bể xi măng

Bể ương nên có mái che mưa, nắng để tránh nhiệt độ tăng giảm đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khõe của cá dể làm cá mắc bệnh.

Mật độ ương từ 2000 - 3000 con/m2, tuy nhiên để cá lớng nhanh và ít tốn công chăm sóc nên ương cá tai tượng với mật độ 1000 - 1500 con/m2. Cần thay nước và hút cặn thường xuyên và bổ sung sục khí để cung cấp ôxygen cho cá ương.

Thức ăn cho cá ương

Sau khi tiêu hết noãn hoàng, thức ăn ưa thích của cá là các sinh vật phù du như : Moina, Daphnia, Cyclops, cá có thể ăn được lòng đỏ trứng luộc bóp nhuyển hoặc tôm tép, cá tạp xay thật nhỏ. Từ ngày 10 - 15 ăn được trùng chỉ, nhưng tốt nhất là phối hợp 2 loại thức ăn trùng chỉ và động vật phù du. Ngoài ra có thể cho cá ăn thêm thức ăn chế biến. Một tháng tuổi cá có thể ăn thêm bèo cám và bèo tấm.

b. Ương cá trong ao đất

Điều kiện ao ương: Ao có diện tích 100 - 200 m2, độ sâu 0,8 - 1 m, có ánh nắng trực tiếp ít nhất 6 giờ/ngày, có thể cung cấp và thoát nước dể dàng. Cách cải tạo ao giống như các loài cá nuôi khác. Sau khi cấp nước, thả Moina và cá bột sau 2 ngày tiếp theo. Mật độ ương từ 300 - 500 con/m2, mổi ngày cho cá ăn thêm 100 - 200 gam bột đậu nành.

Sau một tuần bổ sung thêm trùng chỉ vào khẩu phần ăn của cá (cho cá ăn trên sàn). Tùy theo khả năng ăn mồi của cá mà tăng lượng thức ăn theo ngày tuổi cho phù hợp. Chú ý, định kỳ thay nước mổi Tuần/lần, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá vào lúc sáng sớm nhằm kịp thời phát hiện bệnh hoặc địch hại để tìm cách phòng trị.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH NUÔI gà – cá kết hợp (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w