Bội chi ngân sách Nhà nước: Nên để ở mức an toàn

Một phần của tài liệu Giáo trình ngân sách nhà nước (Trang 53 - 58)

-

Bội chi ngân sách nên dừng ở mức 6,5% - 7%, nếu tăng sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn cho ngân sách quốc gia (Ảnh minh hoạ

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng nay (26/5), các đại biểu Quốc hội thống nhất bội chi ngân sách nên dừng ở mức 6,5% - 7%. Nếu bội chi ngân sách tăng sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn cho ngân sách quốc gia. Để giám sát khoản bội chi, cần phải kiểm soát chặt chẽ ngân sách tạm ứng như cho vay ưu đãi. Nếu không thực hiện tốt vấn đề này

thì nguy tái lạm phát sẽ lại diễn ra.

Một ngày rưỡi là thời gian mà Quốc hội dành cho phiên thảo luận được dự báo là nóng về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của QH về kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách Nhà nước năm 2008; tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ KT-

XH và ngân sách Nhà nước năm 2009.

Tại phiên mở đầu sáng nay, đa số các ý kiến đều đồng tình với những giải pháp mà Chính phủ đã thực hiện trong thời gian qua, đặc biệt là các gói kích thích kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần hạn chế tình trạng suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

thế giới.

Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến năm 2009, mức bội chi ngân sách sẽ là 8%, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là mức quá cao, không an toàn cho nền kinh tế và cần hạ

mức bội chi này xuống.

Theo đó, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (đoàn Bình Dương) nêu ý kiến, bội chi ngân sách nên dừng ở mức 6,5%. Nếu bội chi ngân sách tăng sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn cho ngân sách quốc gia. Để giám sát khoản bội chi, cần phải kiểm soát chặt chẽ ngân sách tạm ứng như cho vay ưu đãi. Nếu không thực hiện tốt vấn đề này thì nguy cơ tái lạm phát sẽ lại diễn ra. ĐB Phạm Thị Loan (đoàn Hà Nội) cũng đồng quan điểm với ý kiến trên của ĐB Huỳnh

Ngọc Đáng, tổng số vốn kích cầu lên tới 145.000 tỷ cho thấy sẽ có sự mất cân đối về thu - chi, bội chi ngân sách sẽ tăng lên. Bội chi ngân sách sẽ không chỉ tăng 8% GDP vì chuyển nguồn vốn từ năm 2008 đã là 30.000 tỷ đồng. Hiện nay, chưa tính phát hành trái phiếu Chính phủ vào bội chi, nếu tính cả nguồn này vào thì bội chi sẽ lên tới trên 10% GDP

Theo ĐB Phạm Thị Loan, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên), chúng ta nên để mức bội chi nên dừng ở mức 7% (bội chi ngân sách 2007 là 4,94%, 2008 là 5,64%). ĐB Phạm Thị Loan (đoàn Hà Nội) cho rằng, để giảm bội chi ngân sách cần thực hiện cắt giảm những khoản chi không cần thiết như khánh tiết, hội họp… Còn ĐB Trần Du Lịch (đoàn TP.HCM) cho biết: “Trong năm 2009, nếu nước ta đạt mức bội chi 8% và kiểm soát giá cả dưới 10% thì đây là việc làm cần thiết và nếu không làm thì chúng ta khó có thể phục hồi nhanh trong năm 2010. Theo ĐB Trần Du Lịch, hiện tất cả các nước đều công bố về mức bội chi ngân sách năm 2009 (Mỹ là 11%, Nhật Bản ở mức 10%, ngay cả Ấn Độ cũng ở mức 11,4%). Ông Lịch đề nghị Quốc hội cần ra một nghị quyết riêng về tăng bội chi ngân sách với các điều kiện đi kèm như: làm rõ phần nào là để bù thiếu hụt cho thu ngân sách, phần nào để chi thêm cho kích cầu, và cuối cùng là

kết quả của việc tăng bội chi ra sao.

Giải pháp mà các ĐB đề ra để giảm bội chi là cần triệt để khai thác mọi nguồn thu để giảm bội chi ngân sách ở mức tối đa, giúp Chính phủ thuận tiện trong việc điều hành. Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội nên có quyền hạn và trách nhiệm nhiều hơn trong việc

quản lý các khoản thu - chi ngân sách.

Theo kiến nghị của một số ĐB đoàn TP.HCM, Quốc hội cần ra Nghị quyết về vấn đề bội chi chứ không phải chỉ đồng ý thực hiện rồi cứ thế mà làm. Nghị quyết này phải nêu rõ nguồn nào trong bội chi bù đắp thâm hụt trong nguồn thu, phần nào tăng vốn kích cầu và khoản tăng đó đầu tư vào đâu. Cuối năm 2009, Chính phủ phải đưa ra kết quả thực hiện bội chi này ra sao, xem có đạt được các mục tiêu hay không

Theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 đã được Quốc hội thông qua, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 389.900 tỷ đồng, bằng 21,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP); tính cả 14.100 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2008 sang năm 2009 thì tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 404.000 tỷ đồng.

Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 491.300 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 87.300 tỷ đồng, bằng 4,82% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Cân bằng ngân sách Nhà nước: “kéo chi gần thu”

Vì vậy, tại hội thảo “Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến ngân sách nhà nước Việt Nam” do Viện Khoa học Tài chính vừa tổ chức, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, biện pháp quan trọng là cần kéo chi lại gần thu ở khoảng cách hợp lý bằng cách rà soát danh mục chi để giảm chi tiêu.

Theo thông tin của Bộ Tài chính, thu ngân sách trong quý I/2009 ước đạt 86.270 tỷ đồng, chỉ bằng 22,1% dự toán. Cụ thể: thu nội địa (không kể dầu thô) ước đạt 22,7% dự toán, so với cùng kỳ đạt 21,3%; thu từ dầu thô ước đạt 20% dự toán (cùng kỳ đạt 22%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 22,3% dự toán (cùng kỳ đạt 37,3%). Như vậy, so với thực hiện cùng kỳ năm 2008, số thu quý I/2009 giảm mạnh cả về số tuyệt đối (giảm trên 15.000 tỷ đồng, tương đương 20%) và tiến độ thực hiện dự toán (cùng kỳ đạt 27% dự toán).

Nguyên nhân là do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản và chứng khoán suy giảm. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế như: giãn, giảm, miễn thuế đã làm giảm tiến độ thu nội địa. Tiếp đó, mặc dù giá dầu thô đang có dấu hiệu nhích lên, nhưng giá dầu thanh toán bình quân của quý I chỉ đạt 42,7USD/thùng, giảm 27,3USD/thùng so với giá tính dự toán và giảm 53,8USD/thùng so với cùng kỳ năm 2008. Vì vậy, dù sản lượng dầu thanh toán ước đạt 3,5 triệu tấn (bằng 22% sản lượng kế hoạch), thu ngân sách từ dầu thô chỉ ước đạt 16,1% kế hoạch. Hơn nữa, thu cân đối ngân sách Nhà nước giảm như vậy còn do tổng kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2009 ước giảm 27% so với cùng kỳ năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có thuế suất cao (ô tô nguyên chiếc và linh kiện, xe máy nguyên chiếc và linh kiện…) giảm mạnh đã làm ảnh hưởng đáng kể đến thu ngân sách Nhà nước.

Theo đề xuất của các chuyên gia tài chính, trước mắt nên tập trung triển khai các giải pháp quyết liệt để hạn chế tình trạng bội chi trong đầu tư xây dựng cơ bản. TS Nguyễn Thị Hải Hà (Viện Khoa học Tài chính) đề xuất: Cần rà soát, cắt giảm các khoản

chi đầu tư, nhất là đối với các công trình, dự án chưa đủ thủ tục, chưa thực sự cần thiết, hiệu quả không đảm bảo. Còn TS Đặng Văn Thanh, một chuyên gia kinh tế kiến nghị: Nên minh bạch mọi khoản vốn và kinh phí, công khai phạm vi hỗ trợ, nhằm hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí khiến lạm chi ngân sách nhà nước...

TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả lại cho rằng, đây là lúc tính toán tỉ mỉ để cơ cấu lại các khoản chi để giải bài toán mất cân đối ngân sách nhà nước. Trong cơ cấu chi hiện nay, chi cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn và có tác động nhiều đến cân đối ngân sách nhà nước. Trong khi đó, tới đây thông qua các chương trình kích cầu một lượng vốn khá lớn sẽ rót vào lĩnh vực này, nên nếu không giám sát chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả dễ tác động không lành mạnh đến cân đối ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, TS Quách Đức Pháp, Phó giám đốc Học viện Tài chính kiến nghị, do mặt bằng giá thế giới còn khá thấp do với năm 2008, nên có thể nghiên cứu để đưa ra một số chính sách thuế nhập khẩu nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách. Cùng với triển khai chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát để chống thất thu, nợ đọng thuế. Nếu làm việc này có hiệu quả cao cũng tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Cũng liên quan đến thu ngân sách, đại diện Tổng cục Hải quan đề xuất một loạt biện pháp để tăng thu cho ngân sách nhà nước. Theo đó, đối với các mặt hàng trong nước đã sản xuất được cần tăng thuế suất để hỗ trợ sản xuất trong nước hợp lý, đồng thời tăng thu cho ngân sách. Để khuyến khích các doanh nghiệp trả nợ thuế cho ngân sách nhà nước, đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ miễn phạt chậm nộp cho các tờ khai mà doanh nghiệp đã nộp hết nợ thuế trong năm 2009. Đối với các doanh nghiệp khó khăn về tài chính còn nợ thuế do thiếu vốn, hàng tồn kho không bán được, thì cho phép đăng ký kế hoạch trả nợ theo từng tháng. Ngoài ra, đại diện Tổng cục thuế cũng cho biết: đối với những khoản thuế được giãn nộp, ngành đã có kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện đúng chính sách giãn, giảm thuế của Chính phủ và thu kịp thời ngay sau khi hết thời hạn giãn thuế. Ngoài ra, bên cạnh mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu theo chỉ tiêu được giao, ngành sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thuế. Cụ thể, sẽ thí điểm việc nộp tờ khai thuế qua mạng, chuẩn bị triển khai trung tâm hỗ trợ người nộp thuế, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục kê khai nộp thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Tích cực thu ngân sách để tiếp ứng cho nền kinh tế

"Năm 2010, không có tỉnh, thành nào được phép không hoàn thành chỉ tiêu thu ngân

Một phần của tài liệu Giáo trình ngân sách nhà nước (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w