Thu NSNN và các giải pháp thực hiện trong năm 2009

Một phần của tài liệu Giáo trình ngân sách nhà nước (Trang 29 - 53)

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) là chỉ tiêu chất lượng, có liên quan chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mọi biến động của kinh tế xã hội trong nước và thế giới, những biến động về chính sách thu đều có ảnh hưởng lớn tới kết quả thu ngân sách nhà nước hàng năm.

Cùng với những thành tựu đạt được trong cải cách và phát triển kinh tế, từ năm 1991 tới nay, thu ngân sách VN luôn tăng với tốc độ nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Thu ngân sách cao là cơ sở quan trọng để Chính phủ thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội đã được phê duyệt trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Tình hình thu ngân sách nhà nước từ 1991 – 2007 được thể hiện trong biểu đồ sau:

Thu ngân sách nhà nước giai đoạn 1991 – 2007 Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Tài chính; (*) là số ước tính

Biểu đồ trên đây cho thấy so với năm 1991 thì năm 2000, số thu ngân sách nhà nước tăng gấp 8,55 lần. Năm 2007 so với năm 2000 thu ngân sách nhà nước tăng 3,43 lần và năm 2007 so năm 1991 là tăng 29,3 lần. Như vậy, sau gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, thu ngân sách nhà nước đã tăng gần 30 lần.

Về tốc độ tăng thu NSNN, bình quân từ năm 1991 đến 2007, tốc độ tăng thu bình quân là 25,11%/năm, trong khi đó tăng trưởng kinh tế bình quân là 7,76%. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng kinh tế là tính theo giá so sánh năm 1994, còn tốc độ tăng thu NSNN là tính theo giá thực tế cho nên để thấy rõ mức độ tăng thu NSNN một cách thực chất, cần thiết phải loại trừ yếu tố giá bằng cách chuyển đổi số thu từ giá thực tế về giá so sánh năm 1994. Khi đó, tốc độ tăng thu NSNN bình quân từ 1991 đến 2007 là 18,67%/năm, gấp hơn 2,4 lần tốc độ tăng GDP bình quân năm (7,76%/năm). Tình hình tăng thu NSNN trong giai đoạn 1991 – 2007 được thể hiện trong bảng số liệu sau đây:

Tốc độ tăng thu NSNN giai đoạn 1991 – 2007 Đơn vị tính: % Tốc độ tăng thu NSNN (giá thực tế) Tốc độ tăng GDP (giá so sánh 1994) Tốc độ tăng thu tính chuyển đổi theo giá so sánh 1994) 199 1 199 2 101,18 8,70 101,18 199 3 50,82 8,08 50,82

199 4 28,70 8,83 28,70 199 5 28,79 9,54 10,04 199 6 16,90 9,34 7,54 199 7 4,75 8,15 -1,73 199 8 11,65 5,76 2,58 199 9 7,57 4,77 1,74 200 0 15,62 6,79 11,81 200 1 14,48 6,89 12,29 200 2 19,23 7,08 14,69 200 3 22,94 7,34 15,25 200 4 25,39 7,79 15,91 200 5 13,68 8,44 5,08 200 6 28,76 8,23 20,03 200 7(*) 11,34 8,48 2,86

Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Tài chính; (*) là số ước tính

Bảng số liệu trên đây cho thấy những năm đầu tiên của đổi mới, do hệ thống các chính sách thu ngân sách nhà nước được đổi mới cơ bản, hàng loạt các Luật thuế được ban hành như: Luật thuế lợi tức, Luật thuế doanh thu, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp… cùng với những quy định về quản lý thu nộp phù hợp được ban hành đã làm cho tốc độ tăng thu tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1995 trở đi, khi hệ thống chính sách đã tương đối ổn định thì mức độ tăng thu NSNN đã dần đi vào ổn định. Nếu lấy mốc từ năm 1995 để phân tích thì thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1995 – 2007 là 7,59%, trong khi đó tốc độ tăng thu NSNN bình quân năm (chưa loại trừ yếu tố giá cả) là 17,01% và nếu đã loại trừ yếu tố giá cả là 9,08%, vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (7,59%).

Về mức độ động viên thu, tính trung bình từ 1991 – 2007 mức độ động viên thu NSNN là 22,63% GDP. Tuy nhiên, những năm đầu chuyển đổi và phát triển kinh tế, mức độ động viên thu NSNN còn tương đối thấp (chỉ đạt dưới 20%). Những năm (1997 – 2000), do bị tác động ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại, hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút cả về lượng cũng như về giá, hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thấp nên thu NSNN trong giai đoạn này có sụt giảm chút ít và chỉ đạt khoảng 19 – 20% GDP. Điều đó làm cho mức độ động viên thu NSNN trung bình 10 năm 1991 – 2000 chỉ đạt 20,67%.

Giai đoạn 2001 – 2007, khi nền kinh tế đã thoát khỏi những tác động xấu của khủng hoảng và dần lấy lại được tốc độ phát triển cao thì thu NSNN cũng đã tăng đáng kể. Bình quân động viên thu NSNN so GDP giai đoạn 2001 – 2008 đạt mức 25,42%, tăng cao hơn nhiều so với 10 năm trước đó, đặc biệt năm 2006 tổng thu NSNN bằng 28,69% so GDP.

Mức động viên thu NSNN so GDP giai đoạn 1991 – 2008

Đơn vị: %

Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Tài chính; (*) là số ước tính

Xét về cơ cấu thu NSNN theo đóng góp của các lĩnh vực cho thấy, những khoản thu có đóng góp lớn cho NSNN hàng năm là: Thu từ dầu thô, thu xuất nhập khẩu, thu từ các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đơn vị tính:%

Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Tài chính

Từ số liệu bảng trên đây cho thấy, thu từ dầu khí là khoản thu có đóng góp lớn nhất vào tổng thu NSNN hàng năm. Nhất là những năm gần đây (từ 2003 – đầu năm 2008), khi giá dầu thô tăng cao thì khoản thu này đã chiếm tới 28 – 29% tổng thu NSNN vào các năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng khoản thu từ dầu thô phụ thuộc nhiều vào giá dầu trên thị trường thế giới cho nên đây là khoản thu không vững chắc. Khi giá dầu thế giới lên cao thì sẽ có số thu cao và ngược lại. Hơn nữa trong tương lai, sản lượng dầu thô khai thác ngày càng cạn kiệt và khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì số thu về dầu thô chắc chắn sẽ có xu hướng giảm.

Sau khoản thu về dầu là thu về xuất nhập khẩu. Thu xuất nhập khẩu ở nước ta từ lâu đã chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng 18 – 23%) trong tổng thu NSNN. Đặc biệt năm 2002 đã đạt mức trên 25% tổng thu NSNN. Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2007, khi VN chính thức trở thành thành viên của WTO thì số thu thuế về xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và VAT hàng nhập khẩu đang có xu hướng giảm do thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực về cắt giảm thuế quan theo các hiệp định đã ký kết. Mặc dù cắt giảm thuế xuất nhập khẩu thì kim ngạch sẽ tăng nhiều và cơ sở tính thuế cũng tăng, song mức độ tăng của thuế do kim ngạch tăng không bù lại được số giảm thu do thuế suất giảm.

Đối với khu vực sản xuất, thu từ các thành phần kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và FDI tương đối ổn định và chỉ chiếm khoảng 30 – 35% tổng thu NSNN. Thu NSNN từ khu vực kinh tế nhà nước vẫn là nơi có số thu lớn nhất trong ba khu vực kinh tế. Tuy nhiên, về xu thế thì khoản thu từ khu vực kinh tế này đang có xu hướng giảm mạnh. Nếu như năm 1991 số thu từ kinh tế nhà nước chiếm tới 29,15% tổng thu NSNN thì năm 2006 chỉ là 16.45%. Sự sụt giảm thu từ khu vực kinh tế này có thể giải thích bởi một số nguyên nhân:

- Thứ nhất, hiệu quả và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng suy giảm, do khả năng cạnh tranh ngày càng yếu trước các loại hình doanh nghiệp khác mới thành lập, được trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại hơn, tổ chức sản xuất gọn nhẹ, hợp lý, khoa học hơn, khả năng tìm kiếm thị trường và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp tốt hơn hẳn.

- Thứ hai, khu vực doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện các đầu tư, kinh doanh những sản phẩm, cung cấp các dịch vụ do nhà nước đặt hàng hoặc yêu cầu, có số vốn lớn nhưng lợi nhuận lại thấp hơn các dự của các khu vực kinh tế khác cho nên đóng góp của khu vực này vào ngân sách nhà nước thấp đi.

- Thứ ba, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện quá trình xắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá nên số lượng các doanh nghiệp, công ty nhà nước đang bị giảm đi, thay vào đó là khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có tốc độ phát triển nhanh hơn. Như vậy, khi khu vực kinh tế nhà nước đang có xu hướng giảm dần về đóng góp số thu cho NSNN, thì khu vực kinh tế ngoài quốc doah và kinh tế FDI là có xu hướng gia tăng tỷ trọng đóng góp từ 4-5% lên đến trên 9%. Tuy nhiên, mức độ đóng góp của mỗi khu vực kinh tế này cũng vẫn còn khiêm tốn ở mức dưới 10% tổng thu NSNN. Số liệu này cho thấy, tiềm năng thu NSNN trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn còn tương đối lớn, khi mà GDP trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm khoảng 46% tổng GDP cả nước (khu vực kinh tế nhà nước chiếm 36% và FDI chiếm 18% GDP).

Với những số liệu và phân tích trên đây đã cho thấy, những kết quả về thu NSNN trong giai đoạn 1991 – 2007 là tương đối tốt trên góc độ đảm bảo cho thực hiện các nhiệm vụ chi của Chính phủ ngày càng tăng trong giai đoạn vừa qua. Đạt được thành quả này, trước hết phải là thành công của chính sách đổi mới và phát triển kinh tế của nhà nước. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở quan trọng để tạo nguồn thu vững chắc. Sau đó, phải kể đến là việc không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách thu phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và cuối cùng, đó là thành công lớn của ngành tài chính, của sự phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân trong cả nước cùng tổ chức thực hiện tốt các chủ trương chính sách về thuế, phí, lệ phí và những quy định về thu nộp của nhà nước.

Với những diễn biến của kinh tế thế giới và kinh tế VN năm 2008, có thể dự báo rằng, năm 2009 và một vài năm sau nữa tăng trưởng kinh tế VN còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng khó có thể đạt mức cao như mong muốn và như vậy thu NSNN cũng sẽ không dễ dàng đạt được mục tiêu như các năm trước bởi một số nguyên nhân sau:

Trước hết, tốc độ tăng trưởng kinh tế VN năm 2009 có thể sẽ thấp hơn năm 2008 do

tác động ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Theo dự báo của IMF và một số tổ chức kinh tế thế giới thì năm 2008, tăng trưởng kinh tế toàn thế giới là 3,7% và năm 2009 với mức thấp hơn là 2,2%. Trong đó, các nước phát triển tăng trưởng năm 2008 là 1.4% và năm 2009 là -0,3%; các nước đang phát triển và những nền kinh tế mới nổi, tăng trưởng năm 2008 là 6,6% và năm 2009 là 5,1%. Rất nhiều nền kinh tế lớn dự báo có tốc độ phát triển âm năm 2009 như: Mỹ: -0,1%; vùng ERO: -0,1%; Nhật: -0,2%. Trung Quốc, những năm trước đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5 – 12% thì năm 2009 dự báo là 8.5%. Sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ làm cho kim ngạch xuất khẩu của VN giảm mạnh và do vậy sẽ tác động làm giảm tăng trưởng của kinh tế VN, một nền kinh tế vốn đang hướng về xuất khẩu. Tăng trưởng kinh tế giảm sẽ kéo theo số thu NSNN giảm.

Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc

vào thu xuất khẩu và thu nhập khẩu. Trong đó, thu về nhập khẩu chiếm khoảng 90% và thu về xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 10% (không kể dầu thô).

Đối với thu xuất khẩu: Xuất khẩu năm 2009 của VN phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Khi tăng trưởng kinh tế thế giới giảm sẽ làm cho các cơ hội xuất khẩu của VN cũng giảm theo. Cụ thể hơn, khi các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật bản, EU đang trong tình trạng suy thoái thì không thể đẩy mạnh và tăng kim ngạch xuất khẩu của VN lên được. Kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm cả về lượng lẫn về giá xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu giảm sẽ làm cho số thu về thuế xuất khẩu giảm theo.

Đối với thu nhập khẩu: Thu nhập khẩu phụ thuộc vào kim ngạch nhập khẩu và thuế suất (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT hàng nhập khẩu). Kim ngạch nhập khẩu hàng năm ở VN lại phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư. Song, năm 2009 xuất khẩu sẽ giảm do nhu cầu thị trường thế giới thu hẹp, tăng trưởng kinh tế năm 2009 sẽ khó khăn hơn năm 2008 nên cầu tiêu dùng hàng hoá trong nước cũng như thực hiện đầu tư phát triển cũng sẽ giảm làm cho kim ngạch nhập khẩu giảm. Hơn nữa, thực hiện chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo các chương trình cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm cho số thu về xuất nhập khẩu sẽ giảm mạnh. Như vậy, các yếu tố liên quan tới thu xuất nhập khẩu năm 2009 đều có xu hướng và dự báo giảm sẽ làm cho tổng thu xuất nhập khẩu giảm theo.

Về dầu thô. Do kinh tế thế giới suy thoái nên giá nhiêu liệu, xăng, dầu bị giảm mạnh.

Nếu như quý III năm 2008 giá dầu thô trên thế giới đã lên đến đỉnh cao là 147 USD/thùng thì đến tháng 11 năm 2008 giá đã hạ xuống rất thấp với mức 50 USD/thùng.

Khi tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 là thấp hơn năm 2008 thì giá dầu chắc chắn sẽ vẫn có xu hướng hạ thấp hơn nữa. Giá dầu giảm sẽ làm cho kim ngạch xuất khẩu dầu, thu về dầu sẽ giảm. Nguồn thu lớn nhất của ngân sách nhà nước là từ dầu thô giảm sẽ tác động mạnh tới giảm số thu ngân sách năm 2009.

Về phát triển sản xuất trong nước. Trong tình trạng toàn bộ nền kinh tế thế giới đang

suy thoái, chắc chắn kinh tế VN cũng không thể đạt mức tăng trưởng cao được. Các doanh nghiệp trong nước hiện nay đang đối mặt với việc không có đầu ra cho các sản phẩm của mình, lãi suất ngân hàng cao nên tổ chức sản xuất kinh doanh không có lãi, hoặc lãi thấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp VN còn sẽ phải đối mặt với lượng hàng hoá khổng lồ, giá rẻ từ Trung Quốc và các nước khác trong khu vực tràn vào do suy thoái kinh tế làm cho khả năng thua lỗ trong kinh doanh ngày càng trở nên rõ nét. Điều đó làm cho việc thực hiện các nghĩa vụ thu nộp ngân sách của doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn.

3. Một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện dự toán thu NSNN năm 2009

Để thực hiện thành công dự toán thu NSNN đã được phê duyệt thì cần thiết phải tổ chức thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách về thu NSNN theo hướng các chính sách cần

tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Triển khai thực hiện tốt các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Luật thuế thu nhập cá nhân với nhiều ưu đãi hơn nhằm khuyến khích, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Hai là, tổ chức tốt công tác quản lý thuế. Triển khai thực hiện có hiệu quả luật quản

lý thuế và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Tài chính. Tăng cường công tác

Một phần của tài liệu Giáo trình ngân sách nhà nước (Trang 29 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w