Trần Cảnh – Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên mở đầu cơ nghiệp nhà Trần. Chính Trần Thủ Độ là người mưu sức giúp Trần Cảnh lấy được thiên hạ từ
tay nhà Lý.
Chính quyền nhà Trần trong TK XIII đã phát triển thành một chính quyền trung ương tập quyền chuyên chính - dân chủ dòng họ, đoàn kết nội bộ dòng họ Trần.
Nhà Trần áp dụng chế độ Thái Thượng hoàng để cho vua trẻ được
điều khiển chính quyền, quyền hành của Thái Thượng hoàng ở trong triều cũng như ngoài xã hội là rất lớn.
Nhà Trần xây dựng bộ máy nhà nước:
Năm 1230, Nhà Trần cho biên soạn bộ Thống chế nhằm xây dựng quy chế hành chính trong triều đại của mình.
Năm 1242, Trần Thái Tông tiến hành phân chia lại khu vực hành chính địa phương trong đó cả nước còn 12 Lộ, các đơn vị hành chính thuộc Lộ như Châu, Huyện, xã cũng từng bước được củng cố.
Về hình thức, bộ máy quan hành chính thời Trần không khác bao nhiêu với thời Lý, chỉ khác là các chức vụ quan trọng đều do quý tộc họ Trần nắm giữ.
Quan lại thời Trần được hưởng rất nhiều đặc quyền, đặc lợi và được trả lương bằng tiền bạc và đất đai.
Nhà Trần ban cấp rất nhiều đất đai cho quan lại nên thời này kinh tế điền trang – thái ấp rất phát triển.
Thời Trần tuyển lựa quan lại thông qua chế độ nhiệm tử và chế độ khoa cử.
Về quân đội: Nhà Trần cho xây dựng 2 bộ phận chính: CẤM QUÂN và
QUÂN CÁC LỘ với chủ trương “quân cốt tinh không cốt nhiều” và được huấn luyện cả về võ nghệ lẫn binh pháp, thể hiện sự đặc sắc trong khoa học quân sự nước ta
Sự nghiệp quân sự nhà Trần gắn liền tên tuổi của Trần Hưng Đạo, tác giả cuốn Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tổng bí truyền thư và Hịch tướng sĩ
Vì thế năm 1984, Hoàng Gia nước Anh đã công bố 10 nguyên soái quân sự trong đó có Trần Hưng Đạo.
Năm 1341 trên cơ sở tham chước bộ luật Hình thư nhà Lý, các vua Trần đã cho ban hành bộ luật Hình thư mới, tuy nhiên bộ luật ngày nay không
còn. Theo sử cũ chép lại luật có quy định thụ lệ phí xét xử, trừ tội thập ác còn các tội khác có thể dùng tiển để chuộc tội.
Nhà Trần cũng rất coi trọng chính sách “ngụ binh ư nông” trong việc xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, chỉ yếu nhằm giảm chi phí quốc phòng, góp phần phát triển nông nghiệp.