XUẤT CHO NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế học việt nam (cà phê việt nam) (Trang 52 - 58)

1. Việc phải làm ngay là nâng cao chất lượng của cà phê Việt Nam

Trên các thị trường lớn thì chất lượng cà phê là điều cực kỳ quan trọng và rất được quan tâm. Vì thế với chất lượng cà phê như của Việt Nam hiện nay đó cũng là một điều cực kỳ quan trọng và cần được sự quan tâm của nhà nước và các doanh nghiệp. Chúng ta không đảm bảo và đề xuất từ lợi ích vật chất, bởi cà phê không mang lại lợi ích ngay cho người trồng cà phê. Do đó, vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc cam kết về đầu ra và giá cả cho bà con. Tiêu chuẩn thông qua cần được nhà nước thực hiện triệt để và

quyết liệt; bên cạnh đó là cấ biện pháp an ninh hữu hiệu để bảo vệ vườn cà phê của các nông trường, bà con nông dân khỏi nạn hái trộm cà phê trong vụ thu hoạch.

Khoa học công nghệ cũng cần phải đưa vào đời sống từ khâu chọn giống, cải tạo đất, công nghệ thu hoạch và các công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

2. Xây dựng thương hiệu của cà phê Việt Nam

Để tạo thương hiệu cho cà phê Việt Nam, chúng ta cần thực hiện một hỗn hợp nhiều nỗ lực, nhưng có một điều chắc chắn cần phải làm và cần phải thay đổi cách làm, cách tiếp cận khi chúng ta xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam đó là việc chúng ta phải cung cấp các giá trị, các trải nghiệm mà thế giới đang cần chứ không phải là toàn bộ những gì chúng ta có. Chúng ta phải sử dụng các nguồn lực về tư vấn chuyên nghiệp,

Chúng ta phải sử dụng các nguồn lực về tư vấn chuyên nghiệp, các học giả về quản trị kinh doanh, xây dựng thương hiệu, làm marketing, chiến lược cạnh tranh hàng đầu thế giới như Micheal porter, phillips kotler,…để thực hiện cho công việc này. Một số đặc tính sau cần phải tạo ra cho thương hiệu cà phê Việt Nam như: chất lượng tốt, thân thiện với môi trường theo định hướng phát triển bền vững, phối hợp văn hóa Việt Nam với các đặc điểm văn hóa tiêu dùng thế giới, tôn vinh và cổ vũ tinh thần sáng tạo, sử dụng các năng lượng và công nghệ sạch.

Cần phải tạo ra một “điểm đến”, một chiến lược xây dựng thương hiệu vùng lãnh thổ, chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam.

Một ví dụ tiêu biểu cho phương án này đó là: trong thời gian qua, trung Nguyên có đề xuất với tỉnh Đăklăk chiến lược biến địa bàn Buôn Mê Thuột trở thành một điểm đến cho những người yêu thích và đam mê cà phê trên toàn thế giới, điểm đến đó được gọi là Thiên đường cà phê toàn cầu, hoặc Thủ phủ cà phê toàn cầu. Và dự án này đã được Tỉnh ủng hộ và thủ tướng chính phủ rất quan tâm, ủng hộ, và đã có các chỉ đạo cho việc tiếp tục nghiên cứu và xúc tiến thực hiện dự án.

3. Nâng cao mức tiêu dùng trong nước.

Để bảo đảm tính ổn định cho giá cà phê trong nước nói riêng và ngành cà phê nói chung, phải nâng cao lượng tiêu dùng cà phê nội địa nhằm tạo hậu phuong vững chắc cho ngành cà phê khỏi những biến động lớn của thị trường xuất khẩu. Hiện nay, lượng tiêu dùng cà phê nội địa của Việt Nam là 0,5

kg/người/năm. Trong khi tại các quốc gia trồng và xuất khẩu con số này vào khoảng 3 kg/người/năm. Như vậy là tiềm năng thị trường tiêu thụ trong nước của chúng ta còn có thể tăng thêm ít nhất là 6 lần nữa để đạt mức trung bình và phổ biến như các quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê.

4. Kết nối ngành cà phê toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng lương thực và tiêu dùng trên thế giới cho chúng ta thấy dường như Việt Nam chưa nhận ra và biết phát huy các điểm mạnh của mình, quyền lực của mình đối với các mặt hàng nông sản. Giờ là gạo, muối, tương lai cũng có thể là cà phê, ca cao, tiêu,… việc chủ động liên có chiến lược dài hạn và liên kết với các quốc gia xuấ khẩu khác để tạo thành liên minh đủ mạnh, tạo ra năng lực đàm phán cao hơn, bảo vệ được tính ổn định của các sản phẩm nông sản và lợi ích của đất nước, của người nông dân, của người tiêu dùng,của nhà sản xuất trước những hoạt động đầu cơ và các rủi ro thị trường khác là chiến lược lâu dài cần bắt tay thực hiện càng sớm càng tốt.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế học việt nam (cà phê việt nam) (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(58 trang)