CHIẾN LƯỢC – GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế học việt nam (cà phê việt nam) (Trang 39 - 52)

III. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢ C GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ CÀ

1.CHIẾN LƯỢC – GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM

CÀ PHÊ VIỆT NAM

Việt Nam hiện nay đang thực hiện điều chỉnh phương hướng chiến lược cụ thể:

1.1 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Ngành cà phê Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất cà phê theo hai hướng:

 Giảm bớt diện tích cà phê Robusta. Chuyển các diện tích cà phê phát triển kém, không có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như cao su, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả và cả cây hàng năm như bông, ngô lai…

Mở rộng diện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đất đai thật thích hợp.

Mục tiêu cuối cùng trong chiến lược này là giữ tổng diện tích cà phê không đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong

khoảng từ 450.000 ha đến 500.000 ha, nhưng cơ cấu chủng loại cà phê cần thay đổi, trong đó:

+ Cà phê Robusta 350.000 ha – 400.000 ha (giảm 100.000 – 150.000 ha)

+ Cà phê Arabica (100.000 ha tăng 60.000 ha so với kế hoạch cũ trồng 40.000 ha bằng vốn vay của cơ quan phát triển Pháp)

+ Tổng sản lượng cà phê đảm bảo ở mức 600.000 tấn tương

đương 10 triệu bao so với hiện nay giảm 5 triệu bao và đó là 5 triệu bao cà phê Robusta.

1.2 Hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Mặc dù chi phí lao động của ngành cà phê Việt Nam

tương đố thấp so với nhiều nơi khác vì GDP bình quân trên đầu người cũng thấp, và năng suất cà phê Việt Nam cũng vào loại cao trên thế giới nhưng giá thành cà phê Việt Nam vẫn chưa thấp đến mức có thể cạnh tranh được. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân Việt Nam với mong muốn đạt năng suất cao nhất đã tăng đầu tư phân bón, nước tưới lên mức rất cao đã làm giảm hiệu quả của đầu tư và nâng cao giá thành sản xuất.

Việc cần làm bây giờ đó là tìm công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong đó giảm thiểu đầu tư vào phân hóa học, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới để đạt một năng suất không phải là cao nhất nhưng có mức lợi nhuận tốt nhất. Ngành cà phê Việt Nam cũng quan tâm khuyến cáo cấ nhà sản xuất sử dụng nhiều phân hữu cơ thay cho việc dùng nhiều phân hóa học lâu nay coi đó là một phương hướng tiến bộ trong kỹ thuật.

1.3 Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến , đổi mới thiết bị , nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với bảo vệ môi trường.

Trong những năm gần đây công nghệ sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ . Người ta đã trang bị thêm nhiều thiết bị mới ,chất lượng tốt trong chế biến. Tuy nhiên với cà phê

Arabica thì chế biến vẫn còn là 1 việc làm có nhiều khó khăn , đặc biệt là ở khâu đầu tiên lột vỏ , làm sạch nhớt.

Nhiều nơi có khó khăn vì lượng nước sạch dùng cho chế biến quá lớn và nó cũng dẫn đến khó khăn về xử lý nước thải

không gây ô nhiễm môi trường. Các chuyên gia nước ngoài trong chương trình GTZ của Đức và dự án 3 bên của các tập đoàn nước ngoài thực hiện ở công ty hồ tiêu Tân Lâm – Quảng Trị đã đạt kết quả tốt trong khâu xử lý nước thải. Và việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp Eakmat ở Đaklak đang nghiên cứu , sử dụng máy sạch làm nhớt kiểu Penagos rất tiết kiệm nước của

1.4. Việc chuẩn bị thực hiện dự án nâng cao chất lượng cà phê thông qua ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc.

Đây là một công đoạn quan trọng trong việc cải tiến chất lượng cà phê VN.

1.5. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cấp nhà nước về cà phê. Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm , nó là một cơ sở

Trước đây cà phê VN được bán với ba chỉ tiêu với chất lượng đơn giản : thủy phần % , hạt đen vỡ % ,và tạp chất %.

Trong thời kì mở cửa ngành cà phê VN đã trưởng thành 1 bước và thị trường đòi hỏi chất lượng cao hơn cần có tiêu chuẩn cấp nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế , do đó ngành cà phê được nhà nước hỗ trợ đã xây dựng .

1.6. Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê không chỉ có cà phê nhân sống.

Việt Nam hiện có 2 nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đang hoạt động , một là Nhà máy cà phê Biên Hòa thuộc Vinacafe , một là Nestle Thái Lan. Vấn đề là tìm thị trường để mở rộng thị trường tiêu thụ để tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Vấn đề cà phê dạng lỏng đóng hộp đang được xem xét.

1.7. Sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng.

Hướng của ngành cà phê Việt Nam cần được quan tâm. Tiềm năng để sản xuất cà phê hữu cơ lớn vì phía Bắc Việt Nam có một vùng núi rộng lớn điều kiện thích hợp cho cà phê Arabica sinh trưởng, phát triển. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây ít sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu. Đó là điều kiện thuận tiện để phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Và nếu có chủ trương tổ chức sản xuất tốt cộng với chế biến tốt hoàn toàn có thể đưa ra thị trường những mặt hàng cà phê hảo hạng như cà phê Buôn Mê Thuột.

1.8 Cà phê Việt Nam ở nước ngoài, xúc tiến việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đổi mới và nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường là một yêu cầu bức thiết của ngành cà phê Việt Nam. Hiện nay, cà phê Việt nam được xuất sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng còn thiếu những thị trường truyền thống. Những bạn hàng lâu năm, đáng tin cậy còn chưa thật nhiều. Ngành cà phê Việt Nam cũng còn chưa tham gia các thị trường kỳ hạn. Đó là các mặt còn non yếu của ngành cà phê.

Một vấn đề đáng quan tâm nữa là tiềm năng thị trường

trong nước còn chưa được khai thác. Mặc dù người Việt Nam có tập quán uống trà từ lâu đời nhưng với lớp trẻ hiện nay việc xúc tiến tiêu thụ cà phê có nhiều triển vọng.

1.9 Phát triển một ngành cà phê bền vững

Nghề trồng cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho nhóm đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi. Với

500.000ha cà phê nó đã tạo việc làm cho hơn 600.000 nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cây cà phê lên tới tên 1 triệu người. Do đó, ở Việt Nam cây cà phê cần được đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải có 1 huongs đi đúng để cây cà phê mang lại lợi ích kinh tế cũng như lợi ích sinh thái. Ngành cà phê Việt Nam được đánh giá là còn mới mẻ, nó phải cạnh tranh với ngành cà phê của nhiều nước có truyền

thống lâu đời hơn, có thể gọi là kỳ cựu hơn vốn có tiếng tăm về mặt chất lượng và sự bền vững.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế học việt nam (cà phê việt nam) (Trang 39 - 52)