A. T-S-T
2.3.3 Phương pháp điều khiển chung
Hệ điều khiển chung là phương pháp tách giữa mạch chuyển mạch gọi của hệ tổng đài và mạch điều khiển và phân chia một sốnhỏ các mạch điều khiển thành nhiều điều khiển đầu nối để đạt hiệu quả cao hơn.Điều khiển đầu nối được tiến hành thông qua các quá trình sau: giaiđoạn tập trung đường khi các cuộc gọi phát sinh từ các thuê baođược tập hợp lại sau đó được nối với mạng chuyển mạch gọi, giai đoạn phân bổ trong đó các cuộc gọi đã tập hợp được phân loại theo các hướng, thời kỳ tái phát sinh trong đó các cuộc gọi từ phía tổng đàiđối diện được tái phát lại và sauđóđược chuyển đến tổng đài bên kia, và một đoạn chọn cuối cùng khi các cuộc gọi đến được nối với phía bị gọi. Phương phápđiều khiển chung từng phần hay là hệ thống đánh dấu theo giai đoạn là phương pháp chia các chức nǎng trên đây thành các thời kỳ khác nhau và sauđó phân bổ chúng cho một số loại các mạch điều khiển chung. Mặt khác hệ đánh dấu chung là phương pháp cho phép mạch điều khiển chung điều khiển các đấu nối thông qua mạng chuyển mạch gọi của một tổng đài.
Khi sử dụng phương phápđiều khiển chung từng phần, hệ tổng đài có thể được tách ra thành các ngǎn và theođó khi nào cần thiết, có thể bổ sung các ngǎn một cách dễ dàngđể mở rộng hệ thống. Tuy vậy, những bất lợi sau đây thường gặp khi sử dụng phương pháp này: việc xử lý thông tin điều khiển giữa mỗi ngǎn là khó khǎn, số lớn các thiết bị trung kế được đưa vào thông qua khoảng trống trong các mạch gọi tách riêng, dung lượng xử lý đường thông bị giảm đáng kể do toàn bộ hệ thống không được tích hợp hoàn toàn và các chức nǎng phức tạp. Do vậy, hiện nay hệ đánh dấu chung được dùng rộng rãi hơn. Hệ tổng đài số 5của Mỹ là ví dụ điển hình sử dụng phương phápđánh dấu theo giai đoạn và hệ tổng đài kiểu C45 của Nhật dùng hệ đánh dấu thông thường.
Như đã trình bàyở phần trước đây, hệ đánh dấu thông thường là phương pháp điều khiển toàn bộvận hành của việc đấu nối chọn lọc trên mạng thông qua việc sử dụng chuyển mạch cuộc gọi.
Điều này không có nghĩa là chỉ có một mạch điều khiển hoặc một hệ tổng đàiđược sử dụng. Thay vì, nó có nghĩa là một mạch điều khiển điều khiển toàn bộ hệ thống thoại. Trong trường hợp đối với hệ tổng đài thanh chéo, cách thực hiện chung là việc điều khiển các cuộc gọi được thực hiện thông qua việc sử dụng các mạch điều khiển chung khác nhau tuỳ thuộc vào tốc độ điều khiển yêu cầu. Vì vậy, đôi khi có 2 thiết bị để thực hiện các chức nǎng khác nhau được lắp đặt cạnh kề nhau. Khi sử dụng phương pháp này, chuyển mạch gọi toàn bộ được kiểm tra đầu tiên và sauđó thông tin chưađược chiếm giữ của mỗi phần được tập hợp lại để chọn đường nối. Vì vậy, hiện tượng khoá đường thông, phát sinh do tình trạng máy bận, có thể được giữ ở mức tối thiểu để có hiệu quả cao hơn. Do có các lý do này, nên hầu hết các hệ tổng đàiđược phát triển gần đây sử dụng hệ đánh dấu chung. Trên hình 2.10,đường nối cuộc gọi của hệ tổng đài số 5 được thể hiện.
Hình 2.10.Đường nối cuộc gọi của hệ tổng đài số 5.
Thao tác nối cuộc gọi của hệ thống chuyển mạch thực hiện nhưsau:
(1) Nối mã: từ lúc thuê bao nhấc ống nói cho đến khi truyền tín hiệu mời quay số. (2) Tiếp nhận xung quay số: số được ghi vào thanh ghi khi máy thuê bao chủ gọi
(3) Nối cuộc gọi đi: Dựa vào số nhận được trong thanh ghi chủ gọi đường ra của tổng đài trung chuyển nối với máy thuê bao bị gọi được xác định
(4) Nối trong nội bộ tổng đài: Nếu máy thuê bao bị gọi nằm trong tổng đài nội hạt, thìđường gọi trong tổng đài nội hạt được lựa chọn.
(5) Nối cuộc gọi đến: Khi cuộc gọi đến từ một tổng đài khác, thanh ghiđầu vào bị chiếm bởi một đường trung kế vào.
(6) Nối trung chuyển: Nếu hệ thống chuyển mạch là trung chuyển, thì cuộc gọi đến được chuyển tới tổng đài xa hoặc tổng đài cuối.
Để kiểm tra xem những chức nǎng trên có thực hiện bình thường không, hệ thống chuyển mạch thường được trang bị thêm chức nǎng quản lý, vận hành và bảo dưỡng của bộ điều khiển tự động, chức nǎng phát hiện lỗi, vị trí, thời gian gây lỗi và thiết bị ghi.
B. Phương phápđiều khiển chung từng phần
Việc điều khiển đấu nối của hệ thống chuyển mạch được thực hiện qua những quá trình sau: giaiđoạn tập trung đường theo lưu lượng cần xử lý sau khi xác định có tín hiệu gọi, giai đoạn phân phối các cuộc gọi cho các địa chỉ dựa trên số đã quay, giaiđoạn thực hiện nối rơ-le, và cuối cùng là giaiđoạn lựa chọn cuối cùng khi các cuộc gọi được nối tới các thuê bao bị gọi. Theo nhưtrên, mỗi giai đoạn có sự điều khiển khác nhâu, Hệ thống đánh dấu giai đoạn là phương pháp phân chia sự điều khiển thành nhiều nhóm và sauđó phân loại phạm vi điều khiển đấu nối tươngứng để phân phối.
Hệ thống này khác với hệ thống đánh dấu chung ở chỗ phạm vi giám sát của một mạch điều khiển chung là một bộ phận của mạng chuyển mạch cuộc gọi nhưchỉ rõ trong hình 2.11
Hình 2.11. Phương phápđiều khiển chung từng phần.
Phương pháp này cóđặc điểm nhưsau:
(1) Phạm vi mạng chuyển mạch gọi do một mạch điều khiển nhỏ
(2) Hệ thống chuyển mạch có thể phân chia và xếp đặt lại bằng cách kết hợp các bộphận một cách khác nhau để linh hoạt hơn.
(3) Vận hành mạng tuyến có thể thực hiện linh hoạt tuỳ theo yêu cầu về đường thông.
(4) Những lỗi xảy ra chỉ có ảnh hưởng ít nhất đối với toàn hệ thống vì các mạch điều khiển đãđược mô-đun hoá.
(5) Khả nǎng của mạng chuyển mạch gọi bị giảm bớt rõ rệt. (6) Hiệu quả của đường trung kế giảm xuống nhiều
(7) Cần có những đường trung kế dẹ phòng giữa các mạng chuyển mạch phân phối
(8) Thông tin về điều khiển phải truyền giữa các mạch điều khiển chung
Nhưtrên, phương phápđiều khiển chung từng phần thiết kế đơn giản đãđược sử dụng rộng rãi trong các mô hình hệ thống tổng đài cóđường nối chéo trước đây.