Mã hoá và Giải mã

Một phần của tài liệu Lý thuyết viễn thông (Trang 110 - 112)

A. T-S-T

3.3.5 Mã hoá và Giải mã

Mã hoá là một quá trình so các giá trị rời rạc nhận được bởi quá trình lượng tử hoá với các xung mã. Thông thường các mã nhị phân được sử dụng cho việc mã hoá là các mã nhị phân tự nhiên, các mã Gray (các mã nhị phân phản xạ), và các mã nhị phân kép. Phần lớn các kí hiệu mã so sánh các tín hiệu vào với điện áp chuyển để đánh giá xem có các tín hiệu nào không. Nhưvậy, một bộ phận chuyển đổi D/A hoặc bộ giải mã là cần thiết cho việc tạo ra điện áp chuẩn. Trong liên lạc công cộng PCM, tiếng nói được biểu diễn với 8 bits. Tuy nhiên trong trường hợp của luật m , các từ PCM được lập nên nhưsau (8 bits).

Bit phân cực = ớ 0,1ý

Bit phânđoạn = ớ 000, 001,..., 111ý Bit phân bước = ớ 0000, 0001,... , 1111ý

Từ đoạn thứ nhất của tín hiệu "+" và tín hiệu "-" là cácđượng thẳng, có 15 phân đoạn. Cực "+" của dạng sóng tín hiệu tươngứng với bit phân cực 0 và cực "-", với "1".

Việc báo hiệu được thực hiện sau khi thay đổi "0" của từ PCM sang "1" và "1" sang "0" và vì thế, một lượng lớn số 1 đãđược thu thập chung quanh mức 0 và sự tách các tín hiệu thời gian trong khi thu nhận có thể dễ dàng thực hiện. B8 là bít thứ 8 của từ PCM, đôi khi được dùng nhưlà một bit báo hiệu. B7 (hoặc B8) chuyển đổi sang "1" khi mọi từ của PCM là "0". Nhưvậy, trong các tín hiệu PCM được gửi đi, các số "0" liên tục luôn luôn ít hơn 16. Mặt khác, khi sử dụng phương pháp Bắc Mỹ, bit B2 của mọi kênhđược thay đổi thành "0" nhằm chuyển đi thông tin cảnh báo chođối phương.ở Nhật Bản, bit "S" đó là một phần của khung các bit chỉ định được dùng thay thế cho mục đích này. Các từ PCM nhận được được chuyển đổi thành các tín hiệu PAM bởi bộ giải mã.ở phía thu, các xung tươngứng với mỗi kênhđược chọn lọc từ các dẫy xung ghép kênhđể tạo ra các tín hiệu PAM. Rồi, các tín hiệu tiếng nói được phục hồi bằng một bộ lọc thông thấp.

Trong hình 3.17, quá trình tạo ra các tín hiệu tiếng nói từ các tín hiệu PAM sử dụng phổ để minh hoạ. Như đã thấy, quá trình nàyđược thực hiện trong thứ tự ngược lại chính xác với quá trình lấy mẫu được mô tả ở hình 3.10.

Hình 3.16. Quá trình giải mã Phổ của tín hiệu đã lấy mẫu

Hình 3.17. Quá trình giải mã và phổ

3.3.6 Báo hiệu

Chức nǎng báo hiệu của thiết bị đầu cuối PCM được dùngđể truyền các tín hiệu giám sát nhưlà các tín hiệu nhấc máy, đặt máy, xung quay số của điện thoại, bảo dưỡng vàđiều hành thông tin, Theo phương pháp châu Âu dùng phương pháp báo hiệu mạch chung hoặc báo hiệu kênh chùm, chia các kênh cho các bit báo hiệu có sẵn để sử dụng, trong khi theo phương pháp Bắc Mỹ thì truyền tin dựa trên cơsở phương pháp báo hiệu theo đường gọi hoặc báo hiệu kênh kết hợp, một LSB (bit đánh dấu nhỏ nhất) ở trong mỗi kênh PCM của khung thứ 6 và thứ 12 của đa khung 12 khung chỉ được sử dụng để báo hiệu. Nói cách khác, tiếng nói được lấy mẫu và duy trì mỗi 125m s và rồi được mã hoá, và bit B8 của mỗi giá trị mẫu thứ sáu (báo hiệu A) và giá trị mẫu thứ 12 (báo hiệu B) được sử dụng đặc biệt làm các bit báo hiệu. Do đó, số các bit báo hiệu cho mỗi kênh trở thành 1,333 bits/giây.

Một phần của tài liệu Lý thuyết viễn thông (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)