Ghép kênh sóng mang phụ SCM.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp hệ thống thông tin quang (Trang 99 - 100)

THÔNG TIN QUANG VÀ ỨNG DỤNG.

1.2.3.Ghép kênh sóng mang phụ SCM.

Trong một số ứng dụng mạng LAN và MAN, tốc độ bit mỗi kênh phải tương đối thấp nhưng số lượng kênh lại trở nên rất lớn (như mạng CATV). Khái niệm ghép kênh sóng mang phụ SCM (subcarrier multiplexing) ở đây là mượn từ trong công nghệ vi ba, nó sử dụng nhiều sóng mang viba để truyền nhiều kênh (ghép kênh theo tần số FDM trong miền điện). Băng thông tổng cộng bị giới hạn khoảng 1GHz khi cáp đồng trục được sử dụng để truyền nhiều tín hiệu viba. Tuy nhiên, nếu tín hiệu viba được truyền trên sợi quang thì băng thông của tín hiệu có thể dễ dàng vượt qua 10GHz trên một sóng mang quang. Cơ chế như vậy được gọi là SCM, vì việc ghép kênh được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều sóng mang phụ viba hơn là sóng mang quang. Nó đã được sử dụng trong công nghiệp CATV từ năm 1992 và có thể kết hợp với TDM và WDM. Sự kết hợp giữa SCM và WDM có thể tăng băng thông lên đến 1THz.

Trên đây là hình biểu diễn sơ đồ hệ thống quang SCM được thiết kế cho một bước sóng. Ưu điểm chính của SCM là linh hoạt và có thể nâng cấp thành mạng băng rộng. Có thể sử dụng điều chế số hoặc analog, hoặc kết hợp cả hai để truyền các tín hiệu như tiếng nói, dữ liệu, hình ảnh cho một số lượng lớn người sử dụng (user). Mỗi người sử dụng được cấp một sónh mang phụ, hoặc tín hiệu đa kênh được phân phối cho tất cả các khách hàng như trong CATV. Kỹ thuật SCM được nghiên cứu phát triển vì có thể ứng dụng thực tế một cách rộng rãi.

Ghép kênh SCM có thể áp dụng và triển khai cho hệ thống analog, hệ thống số, và hệ thống WDM.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp hệ thống thông tin quang (Trang 99 - 100)