Một số bộ nối quang.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp hệ thống thông tin quang (Trang 36 - 42)

Bộ nối hình trụ: Bộ nối này có lõi gốm, có đặc tính cơ, nhiệt, hóa tốt. Sợi được cố

định bằng keo dán. Đầu sợi được mài bóng. Độ nghiêng của đoạn sợi nằm trong lõi của bộ nối phải bé hơn 0,5o

Bộ nối hình côn: Loại này không cần kiểm tra kỹ đường kính ngoài của phích cắm bộ

nối, chỉ cần đồng tâm chính xác giữa lõi sợi và trục, côn ít bị hao mòn. Hai phích cắm hình côn và bộ tiếp hợp được chế tạo bằng phương thức đúc, sử dụng plastic chịu nhiệt, điển hình là silicol và được gắn với nhau bằng nhựa Eposy. Các phích cắm hình côn nối chặt vào một sợi quang hình thành một đuôi heo.

Bộ nối lắp vào quả cầu: Đầu phích cắm có dạng hình côn lõm, sơi quang được đặt trong một cái ống có lõi thò ra ngoài. Hai đầu ống cắm vào quả cầu cho đến khi các bề mặt của côn và hình cầu tiếp xúc với nhau.

Để nối cáp quang vào bảng đấu dây (patch panel) hoặc vào các cổng vào/ra (input/output) trên các thiết bị truyền nhận quang, người ta thường sử dụng dây nối quang một đầu có sẵn đầu nối (pigtail) hoặc cả hai đầu có sẵn đầu nối (pathcord).

Đầu nối quang gồm nhiều thành phần kết hợp lại với nhau, chúng có nhiều kiểu như SC/PC, ST/UPC, FC/APC... Nhưng có hai thành phần bạn cần quan tâm, đó là kiểu đầu nối SC, ST, FC...và điểm tiếp xúc PC, UPC, APC.

SC (subscriber connector), ST (straight tip), FC (fiber connector) là các kiểu đầu nối quang có dạng hình vuông, hình tròn...

Bên trong đầu nối là ferrule, giúp bảo vệ và giữ thẳng sợi cáp quang. Ferrule được làm bằng thủy tinh, kim loại, plastic hoặc gốm (ceramic) - trong đó chất liệu gốm là tốt nhất.

Đỉnh của ferrule được làm nhẵn (polish) với ba dạng điểm tiếp xúc chính PC (Physical Contact), UPC (Ultra Physical Contact) và APC (Angled Physical Contact), giúp đảm bảo chỗ ghép nối có ít ánh sáng bị mất hoặc bị phản xạ nhất.

Dạng PC được vạt cong, sử dụng với các kiểu đầu nối FC, SC, ST. PC có giá trị suy hao phản xạ (optical return loss) là 40dB. Vì giá trị này khá cao, nên đã thúc đẩy các nhà sản xuất tiếp tục tìm kiếm các giải pháp tốt hơn. UPC là giải pháp tiếp theo, nó cũng được vạt cong như PC nhưng giảm return loss hơn. UPC có giá trị return loss 50dB. UPC dùng với các đầu nối FC, SC, ST, DIN, E2000. APC được vạt chéo 8 độ, loại bỏ hầu hết sự phản xạ ở điểm ghép nối và có giá trị return loss 60dB. Ở đây ta cần lưu ý là

-40dB hay độ lợi (gain) là -40dB. Tất cả đều như nhau, do đó ta cần chú ý cách viết để tránh hiểu sai.

2.4.2. Hàn nối sợi quang.

a. Chuẩn bị.

Nhìn bề ngoài sợi quang ta không thể phân biệt được sợi đa mode và đơn mode. Vì đường kính chung của chúng là như nhau, chỉ có đường kính lõi của sợi đa mode là lớn hơn sợi đơn mode. Bởi vậy kỹ thuật hàn sợi đơn mode phải cao hơn.

Kỹ thuật hàn sẽ quyết định suy hao trên mối hàn. Trước khi hàn cần phải chuẩn bị đầu sợi để hàn:

Loại bỏ các lớp bảo vệ sợi quang bằng dụng cụ chuyên dụng, chỉ để lại ống đệm có chứa sợi quang và dây cấp nguồn (nếu có) cùng với các sợi gia cường với độ dài thích hợp.

Lấy kìm ống lỏng có chứa sợi quang bên trong, một tay cố định đầu cáp, một tay nhẹ nhàng kéo ống lỏng vừa được cắt ra tránh làm đứt gãy sợi quang.

Bước tiếp theo ta dùng kìm vào dao tuốt để lọai bỏ lớp bảo vệ sợi bằng silicol. Dùng khăn cồn lau sạch sợi để đưa vào máy cắt, loại bỏ 2 – 3 cm.

Luồn ống co nhiệt bảo vệ mối hàn vào một trong hai đầu sợi cần đâu nối để bảo vệ mối hàn sau khi hàn xong.

b. Phương pháp hàn cơ học.

Hàn cơ học là dùng các thiết bị cơ học ghép các đầu sợi quang cần nối với nhau vào một vị trí cố định.

Hàn cơ học bằng mao dẫn: Ống mao dẫn thường làm bằng vật liệu thủy tinh hoặc

dùng vật liệu có lỗ khoan trong lõi, với lỗ đường kính lớn hơn đường kính sợi quang sao cho vừa khít với sợi quang. Sau đó gài sợi quang vào bên trong và bịt kín cố định. Trên thân ống mao dẫn có lỗ đổ keo để cố định sợi quang và làm phù hợp chỉ số khúc xạ, tránh sự phản xạ.

Hàn cơ học bằng mang xông cơ nhiệt: Một trong hai đầu sợi được gài vào măng xông có điểm nóng chảy thấp hơn silicol, sau đó đốt nóng cho măng xông co lại cố định sợi ở bên trong. Một chất keo bảo vệ được đổ vào đầu của măng xông. Sợi thứ hai được gài vào nửa còn lại của măng xông sau đó cũng được đổ keo dán Epoxy để cố định.

Hàn bằng ống có tiết diện vuông: Ống có tiết diện vuông là ống đơn giản. Để nối hai

đầu sợi với nhau ta chỉ cần đặt hai đầu sợi vào một góc của ống bằng cách uốn cong sợi theo cùng một hướng và đổ keo dán Epoxy để định vị cho hai đầu sợi quang.

Kỹ thuật hàn sử dụng tấm để có rãnh: Hai đầu sợi được đặt vào rãnh V, sợi được uốn

hơn cong để hai đầu sợi tiếp xúc với nhau sau đó dùng keo dán có chỉ số khúc xạ phù hợp gán chặt sợi vào tấm đế.

Phương pháp hàn nối rãnh và hàn dùng ba thanh: Gồm hai thanh hình trụ gắn với

nhau đóng vai trò hệ thống định vị sợi và một phần tử đàn hồi để chỉnh hai đầu sợi thẳng hàng. Kích thước của hình trụ được lựa chọn sau cho mép trên của sợi quang cao hơn hình thụ và được giữ chặt nhờ lẫy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần tử đàn hồi có thể được thay bằng hình trụ thứ ba có khả năng đàn hồi để ép chặt sợi. Ưu điểm của phương pháp này là các thanh dễ sản xuất và rẻ.

Hàn bằng hộp sáu cạnh: Gồm hai miếng vật liệu đàn hồi úp vào nhau tạo thành một

miếng sáu cạnh (một miếng có ba cạnh, có rãnh V). Khi sợi đã cài vào trong rãnh thì hai nắp được úp lại với nhau nhờ có sự đàn hồi mà hai sợi đồng tâm với nhau.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp hệ thống thông tin quang (Trang 36 - 42)