Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã t−ởng t−ợng cắt bỏ phần ở giữa mặt phẳng cắt và ng−ời quan sát.
(Hình 50) 2. Các loại hình cắt th−ờng dùng.
- Hình cắt bao gồm: hình cắt đứng, hình cắt bằng, hình cắt cạnh là các hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt là mặt phẳng mặt, mặt phẳng bằng, mặt phẳng cạnh. Ba hình cắt này th−ờng đ−ợc vẽ vào vị trí ba hình chiếu mà chúng ta quen thuộc.
Hình 51 -Hình cắt đứng
Hình 52-Hình cắt bằng Hình 53-Hình cắt cạnh
Tr−ờng hợp mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản nào thì có hình cắt nghiêng.
Hình 54
Tr−ờng hợp cần vẽ xoay cho hình cắt nghiêng nằm ngang hay thẳng đứng thì phía trên ghi chú phải vẽ thêm mũi tên cong A-A
Hình 55
- ở mỗi vị trí ta th−ờng gặp một trong 5 hình cắt sau đây:
a. Hình cắt toàn phần đơn giản : đ−ợc tạo ra do một mặt phẳng cắt ngang toàn
bộ vật thể, mặt phẳng cắt này trùng với mặt phẳng đối xứng của các phần tử bên trong cần diễn tả .
Hình 56
b. Hình cắt bậc: Khi dùng hai hay nhiều mặt phẳng song song (α) và những
mặt phẳng vuông góc với chúng (β) cắt vào vật thể để tạo thành bậc rồi biểu diễn phần vật thể còn lại thì có hình cắt bậc. Trên hình cắt này quy −ớc không vẽ vết
Hình 57
c. Hình cắt xoay: Hình cắt xoay tạo ra do hai mặt phẳng cắt giao nhau và hợp
với nhau một góc tù. Tr−ớc khi vẽ hình cắt ta quy −ớc xoay cho hai mặt phẳng đó thẳng hàng để cho các phần tử trên mặt cắt nghiêng khỏi bị biến dạng ở hình cắt
Hình 58
d. Hình cắt riêng phần :
Hình cắt riêng phần là hình cắt ở một phần nhỏ của vật thể. Hình cắt này th−ờng đặt ngay ở vị trí t−ơng ứng trên hình chiếu cơ bản với nét l−ợn sóng giới hạn khi đó cho phép không ghi chú và ký hiệu.
Hình 59
e. Hình cắt ghép với hình chiếu. Loại này dùng để vừa diễn tả cấu tạo bên trong, vừa diễn tả hình dạng bên ngoài của vật thể. Có hai hình thức ghép là :
- Ghép nửa hình cắt với nửa hình chiếu khi hình cắt và hình chiếu t−ơng ứng có
một trục đối xứng giống nhau. lấy chính đ−ờng trục làm đ−ờng phân cách. Khi đó
quy định đặt nửa hình cắt bên phải trục đối xứng thẳng đứng hoặc bên d−ới trục
đối xứng nằm ngang, các nét đứt ở nửa hình chiếu đ−ợc xoá bỏ.
Hình 60
Hình 61 3. Quy −ớc đặc biệt về hình cắt.
Khi mặt phẳng cắt dọc những phần tử đặc của chi tiết máy nh− gân trợ lực, nan hoa, răng bánh răng và then hoa…thì không gạch phần mặt cắt của chúng, đ−ờng giới hạn của phần tử khi đó vẽ bằng nét cơ bản. Quy −ớc này không áp dụng khi cắt ngang phần tử đó.
Hình 62
- Ng−ời ta cũng không thực hiện hình cắt dọc toang phần đối với các chi tiết máy đặc nh− trục, bulông, vít,tay nắm...mặc dù mặt phẳng cắt có đi qua trục của chúng.
Hình 63
- Quy −ớc biệt này nhằm hạn chế việc phải ký hiệu vật liệu trên diện quá rộng một cách không cần thiết và giúp ng−ời đọc bản vẽ nhận biết rõ ràng các phần tử không rỗng trên chi tiết máy.