NHỮNG CÂU LỆNH TOÁN HỌC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu PLC (Trang 34 - 36)

Bây giờ hãy xem cách sử dụng một vài hàm toán học cơ bản trong dữ liệu của chúng ta.Rất nhiều lần trong các ứng dụng, chúng ta phải thực hiện một vài công thức toán.Rất hiếm khi xẩy ra trường hợp dữ liệu đã là cái chính xác chúng ta cần.

Như một ví dụ, chúng ta đang sản xuất các dụng cụ.Cũng ta không muốn hiển thị tổng số lượng mà chúng ta làm được trong ngày hôm nay, nhưng chúng ta muốn hiển thị còn bao nhiêu nữa cần phải làm để đạt yêu cầu. Nếu yêu cầu của chúng ta hôm nay là 1000 cái và nếu X là số lượng đã sản xuất được trong ngày hôm nay.Do dó chúng ta có thể tính ra là còn 1000 –X cái dụng cụ cần phảI làm.Để áp dụng công thức này chúng cần một vài khả năng tính toán.

Nói chung,các PLC hầu hết đều có các hàm toán học sau:

• Cộng –Có khả năng thêm một cái vào dữ liệu của một cái khác. Nó thường đựoc gọi là ADD

• Trừ - Có khả năng bớt một cái khỏi dữ liệu của một cái khác.Nó thường đựoc gọi là SUB

• Nhân - Có khả năng nhân một số vào dữ liệu của một số khác.Nó thường được gọi là MUL

• Chia - Có khả năng chia một số trong dữ liệu của một số khác.Nó thường được gọi là DIV

Như chúng ta đã thấy câu lệnh MOV thường có hai phưong thức phổ biến được sử dụng bởi hầu hết các nhà sản xuất. Phương thức đầu tiên là sử dụng câu lệnh đơn sẽ yêu cầu chúng ta một vài thông tin chính.Phương thức này yêu cầu :

• Nguồn A - Đây là địa chỉ của đoạn dữ liệu đầu tiên chúng ta sẽ sử dụng trong công thức.Nói cách khác nó là vị trí trong bộ nhớ, nơi của sốđầu tiên chúng ta sử dụng trong công thức.

Nguồn B -Đây là địa chỉ của đoạn dữ liệu thứ hai chúng ta sẽ sử dụng trong công thức.Nói cách khác nó là vị trí trong bộ nhớ, nơi của số thứ hai chúng ta sử dụng trong công thức.Chú ý : Chúng ta chỉ làm việc với hai đoạn dữ liệu vào 1 thời điểm.Nói cách khác chúng ta không thể làm việc trực tiếp với công thức như 1+2+3 .Chúng ta phải chia nhỏ nó thành từng đoạn nhỏ. Như :1+2 =X sau đó

Đích - Đây là địa chỉ của đoạn dữ liệu nơi kết quả tính toán đựoc đặt.Ví dụ, nếu 1+2 =3 ,thì 3 sẽ tựđộng đựoc đặt vào bộ nhớđích

Ký hiệu câu lệnh ADD

Câu lệnh trên có ký hiệu như hình vẽ.Tất nhiên,từ ADD sẽ được thay thế bởi SUB,MUL,DIV. Trong ký hiệu này nguồn A là DM1000, nguồn B là DM101 và đích là DM102. Do đó, công thức đơn giản là bất cứ giá trị nào trong DM100 + bất cứ giá trị nào trong DM101. Kết quả tựđộng được lưu vào DM102.

Hình vẽ trên sử dụng hàm toán học trong giản đồ thang.Hãy chú ý một làn nữa, chúng ta đang sử dụng câu lệnh one-shot.Như chúng ta đã thấy trước đây,bởi vì nếu chúng ta không sử dụng nó, chúng ta sẽ sử dụng công thức sau mỗi lần quét.Nhưng chúng ta chỉ muốn thực hiện hàm này một lần khi đầu vào 0000 trở thành đúng.Nếu trước đó chúng ta đã dặt số 100 vào DM100 và 200 vào DM101, số 300 sẽ được lưu trong DM102 (do 100+200 =300).

Ký hiệu câu lệnh ADD trong cả hai phương thức.

Câu lệnh đôI cũng sử dụng ký hiệu tương tự nhưở trên.Trong phương thức này,chúng ta chỉ đưa biểu tượng này vào vị trí nguồn B. Vị trí Nguồn A được chỉ ra bởi LDA.Đích sẽđược đưa vào câu lệnh STA.

Giản đồ thang ở trên cho thấy cái mà chúng ta đang nói. Kết quả giống nhưở phương thức câu lệnh đơn ở trên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả lớn hơn giá trị có thể lưu trong bộ nhớ?

Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là nếu số đó lớn hơn 65535 (2^16 =65536) thì sẽ quá lớn để đặt vừa.Đó là hiện tượng tràn.Lúc đó PLC sẽ mở một rơle nội để báo cho chúng ta biết hiện tượng tràn xảy ra.

Tuỳ loại PLC,chúng ta sẽ có dữ liệu khác nhau đặt vào vị trí đích.(vd là DM102).Hầu hết PLC đặt số dưởđây.

Một vài nhà sản xuất dùng 32 bit để giả quyết điều này(trừ khi số thật đó quá lớn).Ví dụ nếu chúng ta đang chia ,chúng ta chia cho 0 (không hợp lệ), tràn bit sẽ xảy ra.Hãy kiểm tra bit tràn trong thang và nếu đúng thì dựđoán là chính xác.

Rất nhiều PLC có khả năng toán học khác nhau.Một vài chức năng đó như sau:

• Khai căn • Tỉ lệ thức • Giá trị tuyệt đối • Hàn sin • Cos • Tan • Logarit tự nhiên • Logarit cơ số 10 • X^Y (X mũ Y) • Arcsin(tan,cos)

• Và rất nhiều hàm khác nữa,hãy liên hệ với nhà sản xuất để biết thêm

Một vài PKC có thể tính toán với dấu phẩy động. Dấu phẩy động chỉ dơn giản là dung dấu chấm thập phân. Nói cách khác,chúng ta có thể nói 10 chia 3 bằng 3.333333333 (dấu phẩy động).Hoặc chúng ta có thể nói 10 chia 3 là 3 với số dư là 1(chia dài).Nhiều micro/mini PLC không có hàm dấu phẩy động.Hầu hết các hệ thống lớn có hàm này. Hiểu lý thuyết và chúng ta luôn luôn có thể học được cách của nhà sản xuất sử dụng nó.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu PLC (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)