- Tính không rõ ràng về pha trong khôi phục sóng mang PSK
3.3.2.1. Tín hiệu FSK M-mức
Tín hiệu điều chế FSK M-mức rất có lợi trong việc tăng khả năng chống tạp âm so với FSK nhị phân, cho phép một nhà thiết kế đạt được độ tin cậy truyền dẫn ngay cả khi có tạp âm. Điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách sử dụng "Ký hiệu trực giao", khoảng cách tần số giữa các ký hiệu yêu cầu rộng bằng tổng độ rộng băng tần. Phương pháp điều chế FSK M-mức sử dụng tín hiệu trực giao là một trong số ít những kỹ thuật mà chất lượng modem đạt tới giới hạn Shannon, Tỷ lệ E Nb 0 cực tiểu -1,6 dB.
Cũng có thể điều chế bằng cách sử dụng tần số ký hiệu không trực giao, như trong điều chế FSK nhị phân. Bằng cách đặt khoảng cách giữa các tần số rất gần nhau, có thể nén 4 ký hiệu trong một khoảng 2 ký hiệu và do đó tăng hiệu suất sử dụng băng tần qua phương pháp điều chế BPSK, trong trường hợp này khả năng chống tạp âm giảm so với hệ thống sử dụng điều chế FSK nhị phân, vì các ký hiệu tần số không còn là trực giao nữa.
Tín hiệu trực giao: Hai tín hiệu a t v a ti( ) à j( ) được gọi là trực giao trong một chu kỳ ký hiệu nếu: ( ) ( ) 0 0 s T i j i j a t a t dt× →≠ ∫ (3.1) Ví dụ: Có 3 ký hiệu trực giao:
Phổ của chúng có dạng như sau:
3.3.2.2.Tách tín hiệu FSK trực giao
Một bộ tách tín hiệu FSK M-mức thông thường bao gồm: các bộ tương quan (gồm các bộ trộn và tín hiệu sóng mang chuẩn kết hợp), các mạch quyết định tại đầu ra sẽ quyết định xem bộ trộn nào cho ra tín hiệu lớn nhất và ký hiệu nào được gửi đi.
Các trạng thái điều chế ký hiệu tiến tới vô tận, thời gian lấy trung bình ký hiệu rất lớn, giảm ảnh hưởng tạp âm xuống gần bằng 0. Yêu cầu tỷ số E Nb 0 gần bằng giới hạn Shannon là -1,6 dB, khi đó truyền dẫn là không lỗi, bất kể có bao nhiêu trạng thái ký hiệu và độ rộng băng báo hiệu được sử dụng là bao nhiêu.
Hình 3.32: Sơ đồ tách tín hiệu FSK trực giao M-mức.