CHƯƠNG 3 KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ 3.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠ

Một phần của tài liệu Thông tin số (Trang 51)

6. Dãy nhị phân 011100101 cấp lên lối vào hệ nhị phân đup sửa đổi.

CHƯƠNG 3 KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ 3.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠ

3.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

Trong phần trước, chúng ta đã được làm quen với các hệ thống số băng tần cơ sở, tại đó các tín hiệu được truyền trực tiếp mà không cần phải dịch chuyển tần số của tín hiệu. Do các tín hiệu băng cơ sở có công suất khá lớn tại các thành phần tần số thấp, chúng chỉ thích hợp cho truyền dẫn thông qua cáp hai sợi, cáp đồng trục hay các sợi quang. Tuy nhiên các tín hiệu băng cơ sở không thể được truyền dẫn trực tiếp qua một đường vô tuyến (radio link) tuyến hay giữa các vệ tinh (satellites) vì muốn truyền dẫn qua các tuyến này yêu cầu phải sử dụng các anten có kích thước rất lớn để phát xạ các tín hiệu có phổ tần thấp. Vì vậy cần phải dịch chuyển phổ tần số của tín hiệu băng cơ sở tới vùng tần số hoạt động phù hợp bằng cách sử dụng kỹ thuật điều chế sóng mang cao tần (có dạng hình sine: cos( )ωct ).

Việc lựa chọn phương pháp điều chế ảnh hưởng quyết định đến khả năng làm việc dễ dàng, tính dung sai tạp âm và độ rộng băng tần kênh làm việc.

Điều chế số là quá trình sử dụng tín hiệu số (dữ liệu: Data) để làm thay đổi các thông số của sóng mang cao tần (biên độ, tần số và pha). Khi dữ liệu được phát làm thay đổi thông số về biên độ của tín hiệu sóng mang, ta có trường hợp khóa dịch biên độ (ASK-Amplitude Shift Key); Dữ liệu phát làm thay đổi thông số về tần số, ta có trường hợp khóa dịch tần (FSK-Frequency Shift Key) và nếu dữ liệu phát làm thay đổi thông số về pha thì ta có trường hợp khóa dịch pha (PSK-Phase Shift Key). Xét theo trạng thái mã hóa thì có thể phân ra làm hai loại điều chế số đó là: điều chế nhị phânđiều chế hạng M.

Một phần của tài liệu Thông tin số (Trang 51)