Khả năng di động của Cu theo chiều sâu phẫu diện đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đồng (cu) trong đất bạc màu miền bắc việt nam (Trang 70 - 75)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3.Khả năng di động của Cu theo chiều sâu phẫu diện đất

Để xác định khả năng di động của nguyên tố Cu theo phẫu diện đất chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu lý hoá học tầng đất mặt tr−ớc thí nghiệm và phân tích Cu tổng số và dễ tiêu của 3 tầng đất (0-20cm, 20- 40cm, 40-60cm) với 5 công thức bón CuSO4.5H2O sau thí nghiệm cho kết quả nh− sau:

Bảng 4.13 Một số kết quả phân tích đất tr−ớc thí nghiệm

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 pHH2O - 6,46 2 pHKCl - 6,08 4 OC % 0,73 5 Dung trọng g/cm3 1,28 6 Tỷ trọng g/cm3 2,62 7 Thành phần cấp hạt > 0,2mm % 0,8 0,2-0,02mm % 42,4 0,02-0,002mm % 39,4 < 0,002 mm % 17,4 8 Cu tổng số mg/kg 11,25 Bảng 4.14 Trung bình hàm l−ợng đồng tổng số và dễ tiêu tầng đất mặt sau thí nghiệm. Công thức Hàm l−ợng bón Cu vào đất Hàm l−ợng Cu.ts trong đất sau thí nghiệm Hàm l−ợng Cu.dt1 trong đất sau thí nghiệm

mgCu/kg mgCu/kg mgCu/kg

CT1 0,00 9,75 2,28

CT2 20,60 18,41 4,84

CT3 30,80 29,32 7,16

CT4 46,30 43,84 11,06

CT5 69,40 63,35 24,97

Kết quả phân tích đất sau 2 năm làm thí nghiệm bón CuSO4.5H2O ở đất bạc màu Mê Linh – Vĩnh Phúc cho thấy, hàm l−ợng Cu tổng số cũng nh− hàm l−ợng Cu dễ tiêu còn lại trong đất sau thí nghiệm tăng dần theo nồng độ Cu đ−a vào đất. Hàm l−ợng Cu dễ tiêu còn lại trong đất chỉ chiếm khoảng 27,3% hàm l−ợng Cu tổng số, một l−ợng nhỏ đồng do cây lấy đi, còn lại phần lớn Cu bị hấp phụ chặt vào đất.

Hàm l−ợng Cu bón vào đất có t−ơng quan d−ơng chặt với hàm l−ợng Cu tổng số còn lại trong đất (r = 0,98). Hàm l−ợng Cu còn lại trong đất ở các công thức đều nhỏ hơn hàm l−ợng Cu bón vào đất ch−a kể hàm l−ợng Cu có sẵn trong đất tr−ớc thí nghiệm. Điều đó cho thấy, ngoài hàm l−ợng Cu tổng số trong đất và dễ tiêu còn lại trong đất có một l−ợng Cu bị cây trồng lấy đi và có thể một l−ợng Cu cũng bị mất đi do bị rửa trôi bởi n−ớc m−a hoặc thấm sâu xuống các tầng đất d−ới.

Hàm l−ợng Cu bón vào đất cũng có t−ơng quan d−ơng chặt với hàm l−ợng Cu dễ tiêu còn lại trong đất. Tuy nhiên, khi bón một l−ợng lớn Cu ở dạng dễ tiêu vào đất khi bắt đầu thí nghiệm, đến khi kết thúc thí nghiệm chỉ thu đ−ợc một l−ợng nhỏ Cu ở dạng dễ tiêu trong đất. Ví dụ ở CT3 l−ợng Cu bón vào là 30,8mgCu/kg đất nh−ng sau thí nghiệm chỉ thu đ−ợc 7,16mgCu/kg đất. Cho thấy, phần lớn l−ợng đồng bón vào đất đ- đ−ợc hấp thu bởi các khoáng sét, khoáng hữu cơ, và liên kết với các hợp chất mùn trong đất để tạo thành các dạng Cu khó tiêu.

Bảng 4.15 Hàm l−ợng Cu tổng số và dễ tiêu theo chiều sâu phẫu diện đất

Đồng trong đất Độ sâu (cm) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Cu bón vào đất (mg/kg) 0-20 0,00 20,60 30,80 46,30 69,40 0-20 9,75 18,41 29,32 43,84 63,35 20-40 5,38 5,92 6,28 6,25 6,69 Cu.ts (mg/kg) 40-60 7,31 7,59 7,59 7,45 7,41 0-20 2,28 4,84 7,16 11,06 24,97 20-40 0,53 0,81 0,65 0,85 0,65 Cu.dt1 (mg/kg) 40-60 0,19 0,14 0,17 0,14 0,14

Số liệu phân tích hàm l−ợng Cu trong đất theo 3 tầng độ sâu cho thấy: * Hàm l−ợng Cu tổng số

Tầng mặt (0-20 cm) với các mức bón Cu tăng dần làm cho hàm l−ợng Cu tổng số cũng tăng dần từ 18,41 – 63,35mg/kg và lớn hơn CT1 không bón Cu từ 8,66

– 53,6mg/kg và hàm l−ợng Cu bón vào đất có t−ơng quan d−ơng rất chặt với đồng tổng số có trong đất sau thí nghiệm (r = 0,98).

Tầng 20-40 cm, hàm l−ợng Cu tổng số cũng tăng dần từ 5,59 – 6,69mg/kg cùng với mức bón Cu tăng dần trên tầng mặt. Công thức đối chứng CT1 không bón Cu có hàm l−ợng Cu tổng số là 5,38mg/kg, các công thức từ CT2 – CT5 có Cu tổng số tăng so với CT1 từ 0,54 – 1,31mg/kg. ở tầng đất 20- 40 cm cũng tìm thấy t−ơng quan d−ơng chặt giữa hàm l−ợng Cu bón vào đất và Cu tổng số tầng 20-40 cm sau thí nghiệm (r = 0,96). Nh− vậy đ- có sự di chuyển Cu từ tầng mặt xuống tầng 20-40 cm với một l−ợng nhỏ và tăng dần cùng với mức bón Cu vào đất tăng (hình 4.13).

Hình 4.13 Hàm l−ợng Cu di chuyển xuống tầng sâu (20-40cm) theo các công thức bón Cu vào đất.

5.38 5.38 5.38 5.38 5.38 0.90 0.54 0.86 1.31 0 1 2 3 4 5 6 7 8 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Công thức m gC u/ kg

Cu.ts di chuyển xuống tầng 20-40cm Cu.ts tầng 20-40cm khi không bón Cu

Tầng 40-60 cm, hàm l−ợng Cu tổng số cao hơn so với tầng 20-40 cm, tuy nhiên hàm l−ợng Cu trong 5 công thức không thấy có sự khác biệt, các công thức có bón Cu so với công thức không bón Cu hầu nh− không có sự chênh lệch và không theo qui luật nào. Chúng tôi cũng không tìm thấy sự t−ơng quan giữa hàm l−ợng Cu tổng số trong tầng đất với hàm l−ợng Cu bón vào đất. Nh− vậy, Ch−a tìm thấy Cu bón vào đất thấm sâu xuống tầng 40-60 cm.

Nhìn chung, hàm l−ợng Cu bón vào đất tích luỹ chủ yếu trên tầng mặt và chỉ biểu hiện sự thấm sâu với một l−ợng nhỏ xuống tầng đất 20-40 cm, sự

di chuyển của Cu theo chiều sâu tăng dần cùng với l−ợng bón Cu vào đất tăng. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện, trên đất bạc màu hàm l−ợng Cu tổng số ở tầng đất 40-60 cm lại cao hơn tầng 20-40cm, điều này chỉ có thể giải thích ở những tầng đất sâu này có xuất hiện các kết von và Cu đ−ợc tích luỹ nhiều trong các kết von này. Vũ Cao Thái (1977) cũng đ- khẳng định, càng xuống sâu, mức độ kết von càng tăng, hàm l−ợng Cu tổng số càng lớn.

* Hàm l−ợng Cu dễ tiêu

Tầng mặt (0-20 cm), hàm l−ợng Cu dễ tiêu trong đất tập chung chủ yếu trên tầng mặt và hàm l−ợng cũng tăng dần theo mức bón Cu vào đất, các công thức bón Cu có hàm l−ợng Cu dễ tiêu trong đất tăng từ 2,56 – 22,69mg/kg so với công thức đối chứng CT1 không bón Cu vào đất. Hàm l−ợng bón Cu vào đất và Cu dễ tiêu trong đất có mối t−ơng quan d−ơng chặt (r = 0,94).

Tầng 20-40 cm, hàm l−ợng Cu dễ tiêu trong CT1 là thấp nhất (0,53mg/kg), những công thức có bón Cu có hàm l−ợng Cu dễ tiêu tăng một l−ợng nhỏ so với CT1, nh−ng mức độ tăng không theo qui luật và không có sự khác biệt rõ ràng giữa các công thức. Ví dụ ở CT4 và CT5 có hàm l−ợng bón Cu lần l−ợt là 46,3mg/kg và 69,4mg/kg nh−ng hàm l−ợng Cu dễ tiêu trong tầng đất này là 0,85mg/kg và 0,65mg/kg. Sự t−ơng quan giữa hai đại l−ợng này cũng rất lỏng lẻo (r = 0,34). Nh− vậy, khi bón Cu vào đất với hàm l−ợng tăng thì Cu di chuyển xuống tầng đất d−ới và tồn tại ở dạng dễ tiêu là không đáng kể và biểu hiện không rõ ràng về hàm l−ợng đ- di chuyển.

Tầng 40-60 cm, hàm l−ợng Cu dễ tiêu ở tầng đất này ít hơn rất nhiều so với các tầng trên và số liệu phân tích biểu hiện không có sự di chuyển Cu ở dạng dễ tiêu xuống tầng đất này.

Nhìn chung, khi bón một l−ợng Cu ở dạng dễ tiêu lớn vào đất theo hàm l−ợng tăng dần thì Cu chỉ di chuyển theo chiều sâu đến tầng 20-40 cm và tồn tại ở dạng Cu tổng số, l−ợng Cu tồn tại ở dạng dễ tiêu do di chuyển từ tầng mặt xuống là không đáng kể. Ng−ợc lại với Cu tổng số, hàm l−ợng Cu dễ tiêu lại giảm dần theo phẫu diện đất, nó tập chung chủ yếu ở tầng mặt, ở các tầng sâu có hàm l−ợng rất ít và giảm dần.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đồng (cu) trong đất bạc màu miền bắc việt nam (Trang 70 - 75)