Những tác động tích cực

Một phần của tài liệu phát triển thị trường ngoại hối tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO’’được (Trang 40 - 41)

TH TRỊ ƯỜNG NG OI HI TI VI TNAM Ệ 2.1 Chính sách phát triển TTNH thời gian qua

2.4.1 Những tác động tích cực

Trước hết, có thể nhận thấy rằng những cam kết về thuế sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Hội nhập WTO trong lĩnh vực tài chính sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu. Hàng hoá của Việt Nam khi vào các thị trường lớn sẽ được hưởng các mức thuế ưu đãi đặc biệt và không bị hạn chế bởi hạn ngạch như hiện nay, đặc biệt là đối với lĩnh vực dệt may. Cùng với đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết sẽ giúp giảm chi phí nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Do sức ép của hội nhập, khiến hàng rào bảo hộ giảm dần, buộc các doanh nghiệp và các ngành sản xuất trong nước phải điều chỉnh, cơ cấu lại để nâng cao khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong nước cũng như tại các thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, với các biện pháp khuyến khích tự do hoá đầu tư và thương mại sẽ đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo tiền đề và động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà

Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng gay gắt hơn sẽ kéo theo sự ra đời của một loạt sản phẩm tài chính mới trong khuôn khổ quy định của WTO. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng trong nước còn có thể học hỏi được những kinh nghiệm quản lý, kiến thức và công nghệ tài chính hiện đại từ các định chế tài chính nước ngoài khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam. Đối với dịch vụ ngân hàng, việc có thêm nhiều cơ hội kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ sẽ tạo ra một động lực to lớn cho cải cách và đổi mới triệt để ở các tổ chức tín dụng trong nước. Một số trong những cải cách và đổi mới này là việc thành lập các công ty quản lý tài sản để quản lý các khoản nợ xấu do quá trình cho vay theo chỉ định, là việc hoàn thiện các chính sách tín dụng dựa thuần túy trên các nguyên tắc thương mại và thị trường, là sự hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, sự cạnh tranh và mở rộng thị trường dịch vụ tài chính cũng sẽ có những ảnh hưởng to lớn lên nền tảng văn hóa và quản trị của các tổ chức tín dụng theo hướng minh bạch hơn, đáng tin cậy hơn, đặc biệt khi những tổ chức này có cổ phiếu hoặc trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam sẽ khuyến khích và kéo theo các khách hàng truyền thống của họ đầu tư vào Việt Nam, do được những ngân hàng này cung cấp các thông tin và dịch vụ tư vấn đầu tư thích hợp. Đối với dịch vụ bảo hiểm, sự có mặt của các công ty bảo hiểm nước ngoài (hiện nay có khoảng 30 văn phòng đại diện) sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tăng lòng tin của các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt nam. Do sức ép của cạnh tranh, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bảo

hiểm trong nước nói riêng buộc phải tăng tiềm lực tài chính, đổi mới cơ chế quản lý và phát triển thêm nhiều sản phẩm/dịch vụ mới với những tiện ích và phí cạnh tranh để thu hút khách hàng. Nhìn chung, khu vực tài chính lành mạnh và hấp dẫn sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo nguồn thu của ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho NHNN điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả.ứ hai, những cam kết trong lĩnh vực dịch vụ tài chính sẽ mang lại cho Việt nam nhiều thời cơ mới. Những hiệu ứng tích cực của việc gia nhập WTO lên tăng trưởng kinh tế sẽ tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho ngành dịch vụ tài chính. Sự phát triển theo chiều sâu của thị trường sẽ thúc đẩy hơn nữa nhờ quá trình cải cách tài chính được tăng cường

Một phần của tài liệu phát triển thị trường ngoại hối tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO’’được (Trang 40 - 41)