Về quản lý ngoại hố

Một phần của tài liệu phát triển thị trường ngoại hối tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO’’được (Trang 31 - 33)

TH TRỊ ƯỜNG NG OI HI TI VI TNAM Ệ 2.1 Chính sách phát triển TTNH thời gian qua

2.2.2Về quản lý ngoại hố

Từ đầu năm 1999, sau khi Luật ngân hàng được ban hành vấn đề quản lý ngoại hối đã có nhiều thay đổi:

+ Các doanh nghiệp phải thực hiện kết hối, thay vì chỉ được để số dư tối thiểu tiền gửi ngoại tệ trên tài khoản, đó là phải bán ngay cho ngân hàng số ngoại tệ có được trong một khoảng thời gian xác định cho TCTD. Tỷ lệ kết hối thời gian đầu quy định là 100%, sau giảm xuống 80%, rồi xuống 40% và hiện nay còn 0%.

+ Quy định về giới hạn tối đa ngoại tệ cá nhân mang theo khi xuất cảnh không phải khai báo lúc đầu ở mức dưới 1000USD, sau đó được điều chỉnh lên 3000USD, rồi 5000USD, 7000USD và hiện giờ giảm xuống còn 3000USD.

+ Trạng thái ngoại tệ của các NHTM cũng có sự thay đổi:

Đối với các NHTM trong nước, trạng thái ngoại hối được quy định mở rộng, tăng gấp đôi từ 15% lên 30%.

Đối với các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: * Việc quản lý trạng thái ngoại tệ của ngân hàng mẹ với chi nhánh tại Việt Nam được thể hiện rất chặt chẽ:

Ngân hàng Citibank quy định chi nhánh tại Việt Nam chỉ được kinh doanh các đồng tiền khác với hạn mức: đồng Việt Nam: ± 3, 5 triệu USD; EURO: ± 500 ngàn USD; AUD: ±100 ngàn USD và các ngoại tệ khác không quá ± 50 ngàn USD đối với mỗi loại.

Ngân hàng Deutsche bank quy định chi nhánh tại Việt Nam không được sử dụng quá ± 10 triệu USD để kinh doanh các đồng tiền khác, trong đó đồng Việt Nam không được vượt mức quy định của NHNN.

• Về phía NHNN Việt Nam, không có văn bản nào quy định về trạng thái ngoại tệ đối với ngân hàng liên doanh. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ bị điều chỉnh về trạng thái đồng Việt Nam theo Quyết định số 380/1997/QĐ-NHNN 1 ngày 11-11-1997 và Quyết định số 20/1998/QĐ-NHNN 1 của Thống đốc NHNN với mức ± 15% so với số vốn cấp và quỹ dự trữ mà không bị điều chỉnh về mức tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm đối với các ngoại tệ khác (trừ đồng tiền hạch toán vốn cấp, vốn điều lệ của ngân hàng, đó là đồng USD được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quyết định số 1081.

+ Quy đinh về quản lý Bàn đại lý thu đổi ngoại tệ.

Tính đến hết năm 2002, tại Hà Nội có 250 bàn thu đổi ngoại tệ được phép hoạt động với doanh số thu đổi trong năm 2002 ước tính đạt 210 triệu USD, tăng 17, 5% so với năm 2001. Đồng thời chi nhánh NHNN TP Hà Nội cũng cấp 1200 giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho ngươì cư trú là công dân Việt Nam, với doanh số 15 triệu USD. Trên địa bàn TP HCM, chi nhánh NHNN đã cấp phép cho 191 bàn uỷ nhiệm thu đổi ngoại tệ, xác nhận 70 bàn thu đổi trực tiếp, nâmg tổng số bàn hiện đang hoạt động thu đổi ở đây nên 382 bàn, với doanh số thu đổi đạt 902 triệu USD.

Cuối năm 2003 NHNN đã ban hành quyết định số 1216/2003/QĐ-NHNN, ngày 9-10-2003 của Thống đốc NHNN “Về việc ban hành Quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ”. Theo quy định này, các bàn đổi ngoại tệ tiền mặt của cá nhân không được bán tiền mặt cho cá nhân trừ người mang hộ chiếu được phép mua quy định. Các bàn đại lý phải bán toàn bộ số ngoại tệ tiền mặt đổi được cho TCTD uỷ nhiệm theo quy định. Quyết định của Thống đốc NHNN cũng quy định cụ thể về phạm vi đặt bàn đổi ngoại tệ của TCTD, uỷ nhiệm làm đại lý đổi ngoại tệ, điều kiện, thủ tục cấp giấy phép.

+ Để khuyến khích thu hút nguồn kiều hối về nước, những quy định về vấn đề này cũng dần dần được sửa đổi, hoàn thiện. Từ chỗ người nhận kiều hối ở trong nước bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá quy định, chỉ được nhận nội tệ đã được sửa đổi bằng việc họ được tự chủ nhận ngoại tệ hay bán cho ngân hàng lấy tiền đồng Viêt Nam. Người nhận kiều hối không phải nộp thuế thu nhập. Từ tháng 9-2002, Chính phủ cho phép mở rộng đối tượng được làm dịch vụ chi trả kiều hối, trong đó có cả các NHTM được làm đại lý cho các Công ty kiều hối về nghiệp vụ này. Mới đây, NHNN đã ban hành quy định về việc thành lập và hoạt động của Công ty kiều hối trực thuộc NHTM… Những chính sách và biện pháp đó có tác động tích cực đến việc tăng

lượng kiều hối gửi về nước qua con đường chính thức, từ 35 triệu USD năm 1991, lên 136, 6 triệu USD năm 1992, …, 400 triệu USD năm 1997, …, 1757 triệu USD năm 2000, 1820 triệu USD năm 2001, 2, 2 tỷ USD năm 2002 và 1, 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2003.

+ Đối với tình trạng đô la hoá nền kinh tế: Theo đánh giá quốc tế, tình trạng đô la hoá ở nước ta ở mức độ bình thường và có thể kiểm soát được. Đây cũng có thể coi là một thành công của nền kinh tế nước ta. Chúng ta phải tạm thời chấp nhận, cần khai thác mặt tích cực của nó, hạn chế tác động bất lợi, kích thích thu hút nguồn kiều hối và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đưa về trong nước, thu hút nguồn ngoại tệ trong xã hội vào hệ thống ngân hàng, tạm thời chấp nhận tình trạng đô la hoá tài sản có trong ngân hàng hơn là đô la hoá trong xã hội.

+ Đối với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Sự ra đời của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ vào năm 1991 và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào đầu năm 1994 là một thành quả của Chính phủ trong quả lý ngoại hối. Tuy nhiên trong những năm qua, quan sát thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhận thấy hoạt động của thị trường này vẫn còn nhiều khiếm khuyết; đó là, sự mất cân xứng giữa lệnh mua và lệnh bán ngoại tệ. Số giao dịch vừa ít về lượng, vừa kém về doanh thu, nghiệp vụ kinh doanh quá đơn điệu…Bởi Vậy để tạo một sức sống mới cho thị trường, ngân hàng nhà nước cần quan tâm hơn nữa thúc đẩy thi trường ngoại tệ liên ngân phát triển.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường ngoại hối tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO’’được (Trang 31 - 33)