Uy tín và phong cách lãnh đạo:

Một phần của tài liệu Tâm lý quản trị doanh nghiệp pptx (Trang 74 - 78)

1. Uy tín của người lãnh đạo:

Uy tín được coi là khả năng tác động đến người khác, là sự ảnh hưởng

đến người khác, cảm hóa người khác, làm cho họ tin cậy, phục tùng tuân theo một cách tự giác.

Một cán bộ lãnh đạo có uy tín thì mọi mệnh lệnh, mọi ý kiến được cấp dưới tin tưởng đem hết tinh thần và nghị lực, khả năng và sáng kiến để thực hiện cho bằbg được với tinh thần tự giác phấn khởi.

Một cán bộ lãnh đạo không có uy tín thì mọi mệnh lệnh bị cấp dưới nghi ngờ, không toàn tâm, toàn ý thực hiện thậm chí bị tìm cách đối phó, khước từ, phá bĩnh.

Uy tín được thể hiện thông qua các dấu hiệu:

- Mội thông tin quản trịđược chuyển đầy đủ, chính xác, kịp thời. - Quần chúng cấp dưới quan tâm, cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà quản trị.

- Thái độ tiếp nhận thông tin và cách xử lý thông tin nhanh chóng,

đúng đắn.

- Mọi quyết định của nhà quản trị dù bằng lời hay bằng văn bản đều

được chấp hành nghiêm chỉnh và có báo cáo rõ lý do chưa được thực hiện xong.

- Lúc nhà quản trị vắng mặt công việc vẫn được tiến hành bình thường và mọi người mong đợi sự có mặt của nhà quản trị.

- Quần chúng tỏ lòng khâm phục, đồng nghiệp đánh giá cao và khâm phục.

- Những việc riêng của nhà quản trị được mọi người quan tâm với thái độ thiện chí và đúng mức.

- Sau khi nhà quản trị thôi giữ chức vụ mọi người khâm phục , luyến tiếc, ngưỡng mộ và gần gũi, giúp đỡ.

Các loại uy tín giả:

- Uy tín giả quyền lực. Người lãnh đạo phô trương sức mạnh của quyền lực, giữ khoảng cách với mọi người xung quanh, cố gắng biểu lộ sự

xa cách, luôn tỏ ra quan trọng hoá... Điều đó khiến cấp dưới luôn thấy sợ

hãi, đôi khi sợ hãi một cách vô cớ. Gây ra tâm lý nặng nề, bị dồn nén, ức chế.

- Uy tín giả gia trưởng Người lãnh đạo theo kiểu gia đình chủ nghĩa, ban phát cho cấp dưới như cha mẹ, xây dựng ê-kip theo kiểu bè cánh, thái độ

cửa quyền, khen thưởng hoặc thù lao theo kiểu ban phát bất chấp chính sách. Gây ra hiện tượng bè phái, cục bộ địa phương, phục tùng cá nhân mù quáng, ninh bợ cấp trên.

- Uy tín giả công thần. Người lãnh đạo quen sống và làm việc với những thành tích trong quá khứ, tự coi mình là lý tưởng, bất khả xâm phạm. Thường chủ quan, phiến diện, ít chịu khó học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ, đem kinh nghiệm và hiểu biết cũ áp dụng trong diều kiện mới. Hay bảo thủ, trì trệ, xem thường lớp trẻ, khó tiếp nhận cái mới. Hậu quả thường dẫn đến là quan liêu, tham quyền cố vị.

- Uy tín giả hình thức. Người lãnh đạo tạo uy tín không phải bằng thực chất, mà chỉ bằng sự phô trương hình thức bề ngoài. Thường phóng đại thành tích, che dấu khuyết điểm.

- Uy tín giả tiểu nhân. Người lãnh đạo hay để ý, xoi mói, chấp nhặt những vấn đề vặt vãnh, khuếch đại những vấn đề nhỏ nhặt để đe doạ cấp dưới. Đối xử theo kiểu nhỏ nhen, hay thù vặt, định kiến. Hậu quả là làm cho cấp dưới không chú ý đến việc lớn, chỉ lo làm những chuyện lặt vặt để vừa lòng cấp trên.

- Uy tín giả mị dân. Người lãnh đạo tạo uy tín bằng cách mua chuộc cấp dưới. Quản lý theo kiểu dễ dãi với tất cả mọi người, bao che cho nhau, bảo vệ lẫn nhau cả những khi sai trái. Thường dẫn tới vi phạm nguyên tắc chế độ, bất chấp lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước để phân phối nội bộ một cách vô nguyên tắc.

2. Phong cách lãnh đạo:

Phong cách lãnh đạo là vấn đề người lãnh đạo sử dụng quyề lực của họ như thế nào để thực hiện các chức năng quản lý, lãnh đạo của họ.

Phong cách lãnh đạo độc đoán-mệnh lệnh:

Người lãnh đạo tập trung quyền lực trong tay mình không phân quyền, ủy quyền cho cấp dưới, tự mình ra quyết định và mệnh lệnh không cần tham khảo ý kiến của cấp dưới. Bằng mệnh lệnh bắt cấp dưới thi hành không kèm theo giải thích, thuyết phục.

Phong cách này phát huy được tài năng, sự quyết đoán, nhạy bén của người lãnh đạo, do đó có thể gặt hái được những thành quả bất ngờ.

Nhưng nó làm cho người lãnh đạo có quá nhiều việc phải làm, có khi phải dùng toàn bộ thời gian cho việc ra mệnh lệnh, chỉ thị và kiểm tra do đó không còn thời gian và sức lực để tư duy sáng tạo những vấn đề có tầm chiến lược.

Nó dễ tạo ra bầu không khí căng thẳng, ít thân thiện giữa người lãnh

Người lãnh đạo biết phân chia quyền lực, dám ủy quyền cho cấp dưới, tranh thủ ý kiến của cấp dưới đưa họ vào tham gia khởi thảo các quyết định , cùng họ tổ chức việc thực hiện, đánh giá, đề ra các biện pháp bổ xung. Nhưng người lãnh đạo cao nhất vẫn giữ quyền quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm cao nhất về các quyết định.

Phong cách này giải tỏa con người khỏi những mặc cảm, băn khoăn, khai thác được trí tuệ của tập thểvà sự sáng tạo chủ động của mỗi người. Nó giúp các thành viên làm việc với nhau một cách cởi mở thân thiện.

Phong cách này thủ tiêu tính năng động sáng tạo và tính quyết đoán của nhà quản trị nhất là trong những hoàn cảnh có những biến động môi trường mau lẹ.

Phong cách lãnh đạo tự do:

Người lãnh đạo chỉ vạch ra những kế hoạch khái quát, ita hoặc không trực tiếp chỉ đạo thực hiện mà thường giao khoán cho tập thể các cấp dưới rất rộng rãi, họ chỉ trực tiếp can thiệp khi có sự cố hoẳctường hợp đặc biệt.

Phong cách này giải thoát con người khỏi mọi sự ràng buộc về tư

tưởng, phát huy được nhiều nhất tính chủ động, tự ý thức của con người, tạo ra được sự hứng thú say mê cao nhất cho người lao động.

Phong cách này thường không có hiệu quả đối với công việc đòi hỏi phải thực hiện theo một qui trình, qui tắc nghiêm ngặt, với những cấp dưới thiếu chủ động, thiếu tự tin, với tâph thể chưa phát triển đến đỉnh cao. Phong cách này cùng thường khiến người lãnh đạo hời hợt với công việc của tập thể làm cho họ không nắm được chắc tình hình.

Nguyên tắc lựa chọn phong cách lãnh đạo:

Chọn phong cách lãnh đạo phải tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Lựa chọn phong cách lãnh đạo cần:

- Phù hợp với mức độ phát triển của tập thể

- Phù hợp với tình huống cụ thể

- Phù hợp với cá tính của người lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Tâm lý quản trị doanh nghiệp pptx (Trang 74 - 78)