Thông tin giảm.

Một phần của tài liệu Tâm lý quản trị doanh nghiệp pptx (Trang 48 - 51)

- Nhận thức bị bóp méo. Xung đột tạo ra sự nghi ngờ và ngăn cản con người nhận thức đúng đắn về hành vi và động cơ của phía bên kia.

- Sự khái quát hoá tiêu cực. Các thành viên của nhóm có xu hướng tạo ra sự khái quát hoá tiêu cực đối với nhóm đối phương.

Biện pháp giải quyết mâu thuẫn-xung đột nhóm:

Chọn biện pháp giải quyết mâu thuẫn xung đột phải phù hợp với nguyên nhân. Về phương hướng giải quyết nhà các quản trị cần xác lập các mâu thuẫn mang tính chất chủ thể- đối tượng thường giải quyết đơn giản hơn các mâu thuẫn mang tính chất chủ thể- chủ thể.

Do xung đột là tự nhiên trong các tổ chức phức tạp, các nhà quản lý phải có khả năng giải quyết nó trước khi nó tàn phá hoạt động của tổ chức.

Năng lực giải quyết các xung đột là một kỹ năng quản lý có giá trị. Những chiến lược phổ biến trong việc giải quyết các xung đột có thể là: né tránh; can thiệp bằng quyền lực; khuếch tán và kiên trì giải quyết.

Né tránh có các hình thức: 1). Lờ đi. Nếu xung đột là không quá căng thẳng và hậu quả của nó là không lớn, các nhà quản lý thường có xu hướng thích lờ đi, làm ra vẻ là nó không tồn tại. 2). Tách ra. Nếu hai bên xung đột bị tách ra, khả năng của sự thù địch và công kích sẽđược giảm.

Can thiệp bằng quyền lực: 1). Tương tác được quy định. Các nhà quản lý cấp cao hơn có thể thiết lập những luật lệ, thủ tục để hạn chế xung đột ở

mức độ chấp nhận được. 2).Sự vận động chính trị. Hai nhóm có thể quyết

định chấm dứt xung đột bằng một số hình thức của vận động chính trị, trong

đó một bên nỗ lực tích luỹ quyền lực đủđể ép bên kia phục tùng.

Khuếch tán: 1). Làm dịu. Quá trình của việc làm dịu bao gồm việc nhấn mạnh những điểm tương đồng và lợi ích chung của hai nhóm và tối thiểu hoá những khác biệt của họ. 2). Thoả hiệp. Thỏa hiệp giữa hai nhóm bao gồm việc thoả thuận về vấn đề cùng bàn bạc để tìm ra lợi ích chung và những lợi ích đối kháng và thống nhất phướng hành động chung trong tương lai. 3). Nhận dạng kẻ thù chung. Khi hai nhóm đối diện với một kẻ thù chung, sự khác biệt về quan điểm và sự cạnh tranh qua lại giữa họ có thể được tạm gác lại, trong khi hai nhóm thống nhất để đánh bại kẻ thù chung.

Kiên trì giải quyết: 1). Tương tác giữa các nhóm. Làm cho các nhóm

đến với nhau và làm tăng liên hệ giữa hai phía có thể giúp làm giảm xung

đột. 2).Những mục tiêu cao cả. Những mục tiêu cao cả là những mục tiêu quan trọng hơn cho cả hai nhóm, hơn là những vấn đề nhỏ gây ra xung đột. 3).Giải quyết vấn đề. Việc giải quyết vấn đề là gặp nhau mặt đối mặt của các nhóm xung đột để nhận dạng nguyên nhân xung đột, và phát triển các giải pháp để giải quyết nó.

CÂU HỎI 1. Phân biệt nhóm và tập thể.

2. Trình bày các mối quan hệ trong nhóm và tập thể và suy nghĩ về khả

năng vận dụng hiểu biết đó vào công việc của nhà quản trị.

3. Trình bày về hiện tượng lây lan tâm lý trong nhóm và tập thể và tìm một tình huống quản trị có thể vận dụng hiện tượng đó.

4. Cho một ví dụ về dư luận và tìm hiểu cách thức dư luận đó được hình thành.

5. Trình bày những hiểu biết về chuẩn mực nhóm. Những hiểu biết đó có thể vận dụng vào xây dựng văn hoá tổ chức như thế nào?

6. Hiện tượng áp lực nhóm có thể sử dụng vào việc thống nhất ý kiến trong tổ chức như thế nào?

7. Các nguyên nhân gây ra mâu thuẫn xung đột phi chức năng trong nhóm và tập thể gồm những nguyên nhân nào? Nhà quản trị có các phương pháp nào để giải quyết xung đột?

CHƯƠNG IV

GIAO TIP CA NHÀ QUN TR

Một phần của tài liệu Tâm lý quản trị doanh nghiệp pptx (Trang 48 - 51)