Kế toán tổng hợp tiền lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong (Trang 33 - 72)

1.2.1.3.1 Tài khoản sử dụng

TK 334 - “Phải trả công nhân viên” : là tài khoản được dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

TK 334 - Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền ,lương của CNV

- Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho CNV

- Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh

- Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho CNV

Dư nợ (nếu có): số trả thừa cho CNV Dư có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả CNV

1.2.1.3.2 Thủ tục hạch toán tiền lương

Dựa vào chứng từ lao động nêu trên, nhân viên hạch toán phân xưởng tổng hợp làm báo cáo gửi lên phòng lao động tiền lương và phòng kế toán để tổng hợp và phân tích tình hình chung toàn doanh nghiệp, phòng kế toán dựa vào các tài liệu trên và áp dụng các hình thức tiền lương để làm bảng thanh toán lương và tính BHXH, BHYT, KPCĐ.

Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán viết phiếu chi, chứng từ tài liệu về các khoản khấu trừ trích nộp.

Từ bảng chấm công kế toán cộng sổ công làm việc trong tháng, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm, kế toán tiến hành trích lương cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong bảng thanh toán lương phải phản ánh được nội dung các khoản thu nhập của người lao động được hưởng, các khoản khấu trừ BHXH, BHYT, và sau đó mới là số tiền còn lại của người lao động được lĩnh. Bảng thanh toán lương là cơ sở để kế toán làm thủ tục rút tiền thanh toán lương cho công nhân viên. Người nhận tiền lương phải ký tên vào bảng thanh toán lương.

1.2.1.3.3 Các chứng từ sử dụng

Muốn tổ chức tốt kế toán tiền lương, BHXH chính xác thì phải hạch toán lao động chính xác. Điều kiện để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương chính xác theo quy định hiện nay, chứng từ lao động tiền lương bao gồm:

- Bảng chấm công (01-LĐTL)

- Bảng thanh toán lương (02-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thưởng (05-LĐTL)

- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (06-LĐTL) - Phiếu báo làm thêm giờ (07-LĐTL)

- Hợp đồng giao khoán công việc (08-LĐTL) - Biên bản điều tra tai nạn (09-LĐTL)

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán thanh toán cho công nhân viên

1.2.2 Tổ chức kế toán các khoản trích theo lương 1.2.2.1 Kế toán chi tiết

1.2.2.1.1 Cách tính các khoản trích theo lương

• Bảo hiềm xã hội: trích 20% trên tiền lương phải trả cho người lao động, trong đó :

- Doanh nghiệp chịu 15% đưa vào các chi phí có liên quan theo đối tượng trả lương

- Người lao động chịu 5% khấu trừ vào tiền lương.

• Bảo hiểm y tế: trích 3% trên tiền lương phải trả cho người lao động:

- Doanh nghiệp chịu 2% đưa vào các chi phí có liên quan theo đối tượng trả lương - Người lao động chịu 1% khấu trừ vào tiền lương.

111, 112 334 335

ứng và thanh toán lương các khoản khác cho

người lao động

Phải trả tiền lương nghỉ phép của công

nhân sx (nếu trích trước)

138, 141, 333, 338

Các khoản khâu trừ vào lương và thu nhập của người lao động

338 (3383) BHXH phải trả

người lao động

512

Trả lương, thưởng cho người lao động bằng sản

phẩm, hàng hóa 333 (33311)

Thuế GTGT (nếu có)

431 Tiền thưởng phải trả

cho người lao động

622, 627, 641, ,642 Tiền lương, tiền

công, phụ cấp, ăn giữa ca,..tính vào

• Kinh phí công đoàn: trích 2% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan. Như vậy, tổng số tiền trích bảo hiểm, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tóm tắt như sau:

Quỹ Người lao động

(trừ vào lương) Chủ doanh nghiệp (tính vào chi phí) Quỹ BHXH (20%) 5% 15% Quỹ BHYT (3%) 1% 2% Quỹ KPCĐ (2%) - 2% Cộng (25%) 6% 19%

1.2.2.1.2 Nộp và chi các khoản trích theo lương

- Bảo hiểm xã hội: quy định 10% doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý để chi cho hưu trí và tử tuất, còn 5% được dùng để chi cho ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.

Tỷ lệ trích mà người lao động phải chịu, được doanh nghiệp nộp lên cơ quan quản lý (cùng với 10% trên)

- Bảo hiểm y tế: nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men,…khi ốm đau. Điều kiện để người lao động được khám chữa bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế được mua từ tiền trích bảo hiểm y tế.

- Kinh phí công đoàn: để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích lập theo quỹ kinh phí công đoàn. Được giữ lại 1% cho hoạt động công đoàn cơ sở và 1% cho hoạt động công đoàn cấp trên.

Trường hợp ở một số doanh nghiệp có số công nhân nghỉ phép năm không đều đặn trong năm hoặc là doanh nghiệp sản xuất theo tính chất thời vụ thì kế toán phải dùng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích trước sẽ tiến hành đều đặn vào giá thành sản phẩm và coi như là một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau:

Mức trích trước tiền lương nghỉ

= Tổng số tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch năm

x Tiền lương thực tế phải trả cho CNSX

phép của CNSX Tổng số tiền lương chính phải theo kế hoạch của CNSX năm

Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép (%) =

Tổng số tiền lương nghỉ phép KH năm của CNSX

x 100

Tổng số tiền lương theo KH năm của CNSX Mức tiền lương nghỉ phép = Tiền lương thực tế phải trả x Tỷ lệ % trích tiền lương nghỉ phép

1.2.2.1.3 Phân bổ các khoản trích theo lương

Cũng như phân bổ chi phí tiền lương thì các khoản trích theo lương sẽ được phân bổ để hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cho từng đối tượng như sau:

- công nhân trực tiếp sản xuất - chi phí sản xuất chung - nhân viên bán hàng

- nhân viên quản lý phân xưởng.

1.2.2.2 Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương 1.2.2.2.1 Chứng từ sử dụng

Kế toán về các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp thường sử dụng các loại chứng từ bắt buộc sau:

- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội - Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội - Thẻ bảo hiểm y tế

1.2.2.2.2 Tài khoản sử dụng

TK 338: “Phải trả và phải nộp khác”

Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi li dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,...) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ...

Kết cấu và nội dung phản ánh TK338 như sau: TK338

- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý.

- Các khoản đã chi cho KPCĐ - Xử lý giá trị tài sản thừa

- Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng tương ứng từng kỳ - Các khoản đã trả đã nộp khác.

- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định.

- Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ.

- Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ.

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoãn lại.

Dư nợ (nếu có): số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán

Dư có: số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

Tài khoản 338 chi tiết làm 6 khoản:

3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn

3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế

3387 Doanh thu nhận trước 3388 Phải nộp khác

Tài khoản 335 – “chi phí phải trả” : Dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động , sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh , mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau .

TK 335 + Các khoản chi phí thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả.

+ Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán vào thu nhập bất thường

+ Chi phí trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh .

+ Số chênh lệch giữa chi phí thực tế lớn hơn số trích trước , được tính vào chi phí SXKD

DCK : Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động SXKD.

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111, 112, 138,622, 627, 641, 642 ...

1.2.2.2.3 Sơ đồ kế toán về các khoản trích theo lương

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ

1.2.3 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện trên sổ sách kế toán các tài khoản liên quan như TK 334, 622, 627, 641, 642,….

Trình tự kế toán và các nghiệp vụ về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

334 338 BHXH trả thay lương Trích BHXH, BHYT,KPCĐ tính vào CPSX KD 111, 112 Nộp (chi) BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy

định

334 Khấu trừ lương nộp

hộ BHXH, BHYT

111, 112 Nhận khoản hoàn trả của

cơ quan BHXH về khoản DN đã chi

Sơ đồ 1.3 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

333 334 622

Khấu trừ thuế thu nhập Tiền lương phải thanh toán cho CNTT SX 338 Khấu trừ BHXH, BHYT 141 Khấu trừ tiền tạm ứng 627 641, 642 Tiền lương nhân

viên phân xưởng

Tiền lương nhân viên bán hàng và QLDN 241 Tiền lương CNV thuộc bộ phận XDCB 338 BHXH phải thanh toán cho CNV 4311 Tiền lưởng thanh

toán cho CNV 335 Lương nghỉ phép thực tế phải thanh toán Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT SX 1388 Khấu trừ các khoản phải thu khác 111

ứng lương và thanh toán cho CNV

3388

Dự phòng tiền lương cho CNV

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần nhựa thiếu niên Tiền Phong

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm 4 phân xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa đúc (Phênol), phân xưởng nhựa trong (Polystyrol) và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Ngày 19/05/1960, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Bác Hồ kính yêu, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong chính thức khánh thành đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu: chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng. Với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng đó, tập thể CBCNV nhà máy đã luôn nỗ lực hết mình, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đưa nhà máy từng bước phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty trong cơ chế thị trường, ngày 29/04/1993 Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) ban hành Quyết định số 386/CN/TCLD về việc đổi tên Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Theo đó, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam, được phép kinh doanh, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô hình tổ chức mới, chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty đã táo bạo từ bỏ hẳn mặt hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhưng hiệu quả thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC. Với những bước đi đúng đắn, vững chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín về chất lượng cũng như tính cạnh tranh về giá bán.

Ngày 17/08/2007, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ban hành Quyết định số 80/2007/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong thành Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Thực hiện chuyển đổi theo mô hình công ty cổ phần, Công ty đã tiến hành đánh giá lại tài sản, hoạt động sản

xuất kinh doanh, sắp xếp lại lao động dôi dư, hợp lý hoá sản xuất đem lại những thay đổi về chất, tạo ra động lực mới cho phát triển nhanh và vững chắc trong tương lai.

Như vậy, mặc dù chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 30/12/2007 - theo giấy phép kinh doanh số 0203001195 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp - nhưng Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã có một bề dầy lịch sử với gần 46 năm (1960 - 2008) xây dựng và phát triển với vị trí luôn luôn là một trong những cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng đầu về ngành nhựa trong cả nước.

 Thành tích đạt được trong những năm gần đây :

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN HAI NĂM GẦN ĐÂY

Đơn vị tính: 1.000đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Giá trị % tăng (giảm) so với năm 2007 Tổng giá trị tài sản 543.537.244.05 6 707.180.361.523 22,10%

Doanh thu thuần 903.295.730.17

4 1.094.482.497.90 4 16,14% Giá vốn hàng bán 687.848.080.04 6 797.581.137.519 3,87% Lợi nhuận gộp 215.447.650.12 8 296.901.360.385 79,88% Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh 125.292.726.76 4 150.968.781.221 320,27 % Lợi nhuận khác 147.777.646 774.406.993 325,99 %

Lợi nhuận trước thuế 125.440.504.41

0

151.743.188.214 320,29 %

Lợi nhuận sau thuế 125.440.504.41

0

151.743.188.214 320,29 %

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức - - -

Tỷ lệ trả cổ tức - - -

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hai năm 2007, 2008 của Công ty cho thấy những bước tăng trưởng vượt bậc trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong khi, doanh thu thuần năm 2008 tăng

16,14% so với năm 2007, đạt giá trị 619 tỷ đồng thì lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2008 tăng đến 320,29% so với năm 2007, đạt giá trị 101 tỷ đồng. Rõ ràng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008 đã tăng vọt so với năm 2007, phản ánh hiệu quả quản lý được nâng cao sau khi Công ty chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty cổ phần.

Để thấy rõ hơn nguyên nhân để đạt được kết quả hoạt động kinh doanh, ta phân tích sự biến động của Giá vốn hàng bán trên cơ sở tương quan với Doanh thu thuần và Lợi nhuận gộp của Công ty:

ST T

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng (giảm) so với 2007

(đồng) (đồng) (đồng) (%)

1 Doanh thu thuần 903.295.730.174 1.094.482.497.904 86.116.331.936 16,14% 2 Giá vốn hàng bán 687.848.080.046 797.581.137.519 17.297.781.879 3,87% 3 Lợi nhuận gộp 215.447.650.128 296.901.360.385 68.818.550.057 79,88%

Có thể thấy, năm 2008 trong khi Doanh thu thuần tăng 16,14% so với năm 2007, tương đương 86 tỷ đồng thì Giá vốn hàng bán chỉ tăng có 3,87% tương đương với 17 tỷ đồng. Do vậy, Lợi nhuận gộp của Công ty năm 2008 đã tăng tới 79,88% so với năm 2007, tương ứng với số tuyệt đối là 68,8 tỷ đồng. Từ kết quả phân tích cho thấy yếu tố chính đem lại sự tăng trưởng mạnh mẽ trong kết quả kinh doanh của Công ty là do Công ty đã giảm mạnh được tỷ trọng giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong (Trang 33 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w