với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là khát vọng của tất cả các quốc gia và trong mọi thời đại. Tuy nhiên, việc đạt được mong muốn kép này là hết sức khó khăn và trong thực tiễn đã có những ý kiến cho rằng có sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội luôn luôn là yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các nước. Bài toán đặt ra hiện nay đối với các quốc gia là thực hiện tăng trưởng kinh tế trước, sau đó mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội hay đặt tiến bộ và công bằng xã hội lên trước, sau đó mới chú trọng cho việc tăng trưởng kinh tế hay giải quyết hài hòa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội? Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy không thể thực hiện tiến bộ hay công bằng xã hội trước nếu như không bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục theo hướng phát triển bền vững. Mặt khác, nếu sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảm thực hiện hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội thì sự tăng trưởng này cũng không có ý nghĩa. Những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Mặt khác, những chính sách dựa trên ưu tiên mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế, kết cục cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều không thực hiện được.
Một chính sách xã hội tiến bộ và công bằng phải là một chính sách đạt được những yêu cầu sau đây:
Một là, bảo đảm tái sản xuất sức lao động cho xã hội (bằng các chính sách phân phối thu nhập cho mọi đối tượng, đào tạo, giáo dục, bảo vệ sức khỏe, bảo hộ và bảo hiểm lao động... nâng cao dân trí, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế hiện nay và chuẩn bị một đội ngũ lao động cho những bước phát triển cho tương lai của đất nước.
Hai là, bảo đảm cơ sở và những điều kiện cơ bản cho đời sống vật chất và tinh thần (bao gồm cả văn hoá, khoa học, nghệ thuật...) đạt tới trình độ ngày càng cao cho thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước.
Ba là, hướng dẫn tiêu dùng lành mạnh, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ tinh hoa truyền thống của dân tộc, làm cho mọi ngươi vừa biết làm giàu hợp pháp, đồng thời biết
hưởng thụ thành quả lao động chính đáng của thành mình làm ra. Trên cơ sở đó hình thành một lối sống Việt Nam vừa hiện đại, hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, vừa bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tạo nên một xã hội lành mạnh, văn minh, ổn định, làm môi trường ưu việt cho sự tăng trưởng kinh tế.
Để giải quyết mối quanh hệ tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay cần có những giải pháp sau
1. Nhà nước tạo môi trường cho phát triển sản xuất, thu hút lao động, giải quyết việc làm.
Giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách xã hội, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh hoá xã hội, đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Muốn vậy phải thực hiệu đồng bộ các biên pháp: khuyến khích các thành phần kinh tế, mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất dịch vụ; khôi phục và phát triển các làng nghề; đẩy mạnh phong trào lập nghề của thanh niên; đẩy mạnh xuất khẩu lao động… nhằm tạo tạo ra nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp của thành thị và tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời phải đào tạo nghề, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an ninh xã hội; sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp.
Để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tự mình hoặc cùng nhau hiệp tác sản xuất tạo ra sản phẩm cho gia đình và xã hội, Nhà nước cần hỗ trợ, giúp đỡ trên các mặt:
- Nhà nước hỗ trợ người nghèo vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi. Thông qua các ngân hàng quỹ hỗ trợ người nghèo, dựa vào các hình thức tín chấp của các đoàn thể xã hội, nhà nước cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất.
- Thông qua các hình thức chuyển giao công nghệ để phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí cho đào tạo nghề, giúp người nghèo có khả năng tự tổ chức, quản lý sản xuất.
- Hướng, cung cấp thông tin về thị trường, hỗ trợ người sản xuất nhỏ có điều kiện hiểu biết thị trường cho nước và quốc tế.
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và hệ thống chính sách khuyến khích sản xuất trong nước để các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các hộ kinh tế cá thể có điều kiện phát triển.
Tạo việc làm và ổn định việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động (bình quân trên 1,5 triệu lao động / năm và đến năm 2010 hạ tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên khoảng 80-85%, nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%.
2. Về chính sách tiền lương và thu nhập:
Tiền lương và thu nhập phải thể hiện được sự công bằng trong phân phối thêp kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Cần cải cách cơ bản chế độ tiền lương theo hướng tiền tệ hoá đầy đủ; điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng trưởng thu nhập trong xã hội; hệ thống thang bậc lương bảo đảm tương quan hợp lý, khuyến khích người có tài, người làm việc giỏi, khắc phục tình trạng bất hợp lý về trợ cấp của người nghỉ hưu, thương binh, bệnh binh và những người có hoàn cảnh khó khăn.
Các doanh nghiệp được tự chủ trong công việc trả lương và tiền lương trên cơ sở năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà nước và xã hội tôn trọng thu nhập hợp pháp của người kinh doanh.
3. Thực hiện chương tình xoá đói giảm nghèo.
Thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương nhằm xoá nhanh các hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng phục vụ người nghèo sản xuất kinh doanh. Có chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm, mở rộng nghề phụ nhằm tăng thu nhập cho các hộ nông dân . Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo.
4. Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội.
Nhà nước làm nòng cốt và vận động toàn dân tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. . . đối với những người có công với nước, các gia đình chính sách.
5. Đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo và khuyến khích cán bộ khoa học đến công tác tại các vùng nông thôn, miền núi.
Cần đầu tư nhiều hơn cho các xã đặc biệt khó khăn. Có chính sách thiết thực khuyến khích cán bộ khoa học, kỹ thuật đến công tác tại vùng sâu, vùng xa. Trong đó cần tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề ở các vùng nông thôn, miền núi. Nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ lao động là nhiệm vụ
có ý nghĩa chiến lược của sự phát triển. Đối với người nghèo, yêu cầu giáo dục- đào tạo lại càng quan trọng và cấp bách. Bởi vì, những người nghèo vừa thiếu vốn sản xuất, lại thiếu cả kiến thức văn hoá và tay nghề sản xuất. Nếu chỉ cho vay vốn mà không chăm lo đến nâng cao tri thức và tay nghề chuyên môn cho họ thì trước sau họ cũng bị phá sản và trở lại cảnh nghèo khó.
Để phát triển giáo dục ở các vùng nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa, phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người nghèo đi học. Đồng thời phải đầu tư xây dựng trường lớp và có chính sách ưu đãi cho đội ngũ giáo viên đến dạy học ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi hẻo lánh và hải đảo cần có chế độ ưu đãi đặc biệt.
6. Thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho đội ngũ lao động và cộng đồng dân cư.
Con người không chỉ cần có tri thức, kỹ năng lao động mà còn cần có sức khoẻ cường tráng. Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động và cộgn đồng dân cư nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và cũng là trách nhiệm của mọi người.
Cần củng cố và hoàn tiện mạng lưới y tế, đăc biệt là ở cơ sở, bảo đảm các loại thuốc chữa bệnh thiết yếu đến mọi địa bàn dân cư thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ việc khám chữa bệnh cho người nghèo, chăm sóc sức khoẻ đối trẻ em, người già, những người khuyết tật, cô đơn, mất sức lao động.
Xã hội nào cũng có một bộ phân dân cư bị tật nguyền bẩm sinh, do di chứng của một số căn bệnh hoặc do hậu quả chiến tranh, tai nạn rủi ro… làm mất khả năng lao động. Nhà nước phải có chính sách bảo trợ cho những đối tượng này, đồng thời cần có các chính sách thích hợp huy động sự đóng góp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp, các tổ cức chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng để cùng với Nhà nước chăm sóc người khuyết tất, cô đơn, mất sức lao động, giúp họ ổn định và cải thiện đời sống, tạo điều kiện cho họ vượt qua sự mặt cảm về bản thân, hoà nhập cộng đồng; sử dụng phần sức lực của mình vào các hoat động kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng.
7. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Vấn đề dân số có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội . . . thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình là chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số, bảo đẩm sự phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực. Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số từ 1,2% năm 2005 và khoảng 1,1% vào năm 2010; sớm ổn định quy mô dân số khoảng 88-89 triệu nguời vào năm 2010.
8. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Không có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sẽ không có sản xuất hàng hoá. Vì vậy, nhà nước phải từng bước xây dựng mới, nâng cấp ha tầng kỹ thuật nông thôn, vùng sâu, vùng cao. hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường giao thông , không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, mà còn góp phần quan trọng vào bảo đảm an ninh quốc phòng.
4.2 Kết luận
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội đang là tâm điểm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Đặc biệt Việt Nam là nước đang phát triển, đang chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức thì mối quan hệ này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Việc tìm ra một chính sách giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội đang là câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng, Chính phủ và toàn dân. Bởi lẽ, có giải quyết tốt mối quan hệ này mới có thể thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững, xã hội công bằng, tiến bộ là nền tảng vững chắc cho sự cất cánh của nền kinh tế.
Kinh tế tăng trưởng cao song song với một xã hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ là động lực thúc đẩy con người phát triển toàn diện, đất nước thái bình, ấm no.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc phát triển kinh tế luôn phải đi đôi với thực hiện công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Nguồn tài liệu tham khảo
1. Ths. Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Giáo trình Kinh tế công
2. Giáo trình Kinh tế phát triển, ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội 35
3. http://www.vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=398&cat=48&pcat 4. http://canbotre.danang.vn/home/showthread.php?t=2425
5. http://netdepviet.org/vietnam/html/vi/c5/5_1_tqnktvn.html
6. http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/sbn_5/2008/40440/ 7. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
8. Tạp chí cộng sản