Một số quan điểm về tăng trưởng và công bằng xã hội

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KINH TẾ CÔNG CÁI GIÁ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NHỮNG TỈNH NGHÈO potx (Trang 29 - 31)

Phát triển xã hội là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố hợp thành, trong đó tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai nhân tố chính. Để tạo ra kết quả là sự phát triển, thì tăng trưởng kinh tế cần được coi là động lực vật chất, còn công bằng xã hội được xác định như là một yếu tố tinh thần có nghĩa đặc biệt. Tăng trưởng kinh tế, trên thực tế, vừa là điều kiện, vừa là tiền đề để thực hiện công bằng xã hội. Một nền kinh tế tăng trưởng thấp thì khó có điều kiện để thực hiện sự công bằng xã hội như ở nền kinh tế phát triển cao hơn. Một nước nghèo thì các điều kiện vật chất thường có hạn chế nên phải coi tăng trưởng kinh tế là điều kiện, là cơ sở để giải quyết công bằng xã hội. Tuy nhiên, không nhất thiết phải là nước giàu có vấn đề công bằng xã hội mới được đặt ra. Có thể thấy rằng,

ngay khi điều kiện của một nền kinh tế tuy còn khó khăn song người ta vẫn có thể đặt ra và giải quyết tốt vấn đề công bằng xã hội. Chính sách kinh tế gắn liền với chính sách xã hội chính là một động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu trong tư duy chính trị, người ta luôn coi công bằng xã hội là một động lực của sự phát triển thì mô hình xã hội chắc chắn sẽ phải được thiết kế theo một phương án công bằng nào đó để xã hội có khả năng đạt được sự phát triển bền vững.

Có thể khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội. Thực tế cho thấy, kinh tế có tăng trưởng thì mới có thể xóa bỏ được những biểu hiện bất bình đẳng và bất công xã hội đã từng tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử các dân tộc (chẳng hạn vấn đề bóc lột giai cấp, bất bình đẳng nam nữ, bất bình đẳng dân tộc, sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng dân cư…) và phát triển công bằng xã hội lên một trình độ mới cao hơn. Tất nhiên, trong điều kiện kinh tế thiếu thốn vẫn có thể và phải thực hiện công bằng xã hội ở một mức độ nhất định, nhưng công bằng trong điều kiện như vậy chỉ nặng về phía bình quân là công bằng ở trình độ thấp, chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của trật tự cũ.

Trong Đại hội IX của Đảng không nhắc lại những quan điểm của Đại hội VIII, nhưng nhấn mạnh: “ Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp”, và “ các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ cức xã hội”.

Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội; tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tiến bộ, công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập mà có quan hệ nhân quả với nhau.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KINH TẾ CÔNG CÁI GIÁ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NHỮNG TỈNH NGHÈO potx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w