Học bằng cách biết nhìn xem Biết nhìn xem là biết quan sát để tìm hiểu

Một phần của tài liệu Nên người phương pháp lập thân của bạn trẻ (Trang 74 - 76)

lý do, mối tương quan của tất cả những gì đã diễn qua mắt chúng ta hằng ngày.

Đây cũng là một cách học: học với chung quanh chúng ta. Nó bồi bổ sự học bằng sách vở. Nó quan trọng hơn cả sự học bằng sách vở vì nó thiết thực hơn. Học bằng sách vở chúng ta chỉ hiểu biết lờ mờ theo kiến thức của tác giả, của một người thầy. Lấy vạn vật ở chung quanh chúng ta làm đối tượng cho sự học hỏi, cái học ấy mới xác thật hơn và thực tế hơn. Bởi thế người ta quen phê bình những “con mọt sạch”: “Hắn chỉ biết làm theo sách vở”.

Nhiều người có mắt nhưng không bao giờ biết nhìn xem. Họ có thể sống thật nhiều năm, họ có thể mất nhiều tiền đi du lịch khắp năm châu bốn bể, song bởi không biết nhìn xem nên họ không súc tích được bao nhiêu kiến thức. Bởi thiếu óc quan sát nên họ chỉ thấy lớp vỏ ngoài của những vật, những cảnh, những việc xảy ra trước mắt họ. Mà nếu chỉ xét sơ ở bề ngoài thì hiện tượng nào cũng như hiện tượng nào.

Trước nhà vật lý học Denis Papin đã có bao nhiêu người được thấy: một nồi nước nấu sôi, hơi nước bốc lên làm tung nắp nồi lên từng cơn. Song bởi đã biết “nhìn xem” nên ông này nhận thấy một điều mà những người trước ông không thấy: sự ứng dụng lực lượng hơi nước làm cho máy chạy.

Một quả “táo” rơi xuống đất. Đó không phải là một hiện tượng lạ. Song bởi nhà thông thái Newton đã “nhìn xem” nên ông đã do một hiện rất thường mà suy ra luật hấp dẫn của vũ trụ.

Những nghệ sĩ có tài, văn sĩ hay họa sĩ là những người có cặp mắt điêu luyện, biết nhìn thấy những nét tân kỳ để diễn tả hoặc ghi lại trên giấy hay trên lụa cho người đời thưởng thức.

“chân trời mới lạ” trong khi ấy nơi đất đã sinh trưởng ra họ không thiếu gì cảnh đẹp.

Biết nhìn xem là biết quan sát, biết tìm hiểu và biết giải thích. Đứng trước một vật, một người, một cảnh hoặc một việc, muốn quan sát chúng ta phải xét theo những phương diện này:

1) Những đặc tính của nó.

2) Những ý kiến nó dẫn khởi ra. 3) Sự công dụng của nó.

Xét xem nó có thể giúp ích ta về phần nào, bằng cách nào.

Thí dụ: gặp một người, nếu chúng ta chỉ nhìn xem họ mặc đồ tussor hay đồ vải, mũi họ cao hay tẹt là chúng ta chỉ xem vẻ bề ngoài. Trái lại nếu biết quan sát người ấy theo những phương diện kê trên, chúng ta sẽ tự hỏi:

1) Người ấy có gì khác hơn người? Hắn ít nói, đi đứng chậm chạp, song với cặp mặt lanh lợi, cái trán rộng của hắn, chúng ta biết đây không phải là bộ vẻ lừ đừ của một người chậm trí, song là dấu chỉ một người “khỏe” về tinh thần lẫn vật chất. Hắn ít nói mà hắn suy nghĩ nhiều. Hắn đi đứng chậm chạp song hắn hoạt động nhiều vì hắn không có những cử chỉ rối rít và vô ích.

2) Sự quan sát này dẫn khởi cho chúng ta những ý kiến gì? Tính điềm đạm: ít nói, đi đứng chỉnh tề giúp chúng ta chinh phục lòng người rất dễ. Chúng ta lại liên tưởng đến nguyên do tính rối rít của nhiều người. Chúng ta lại nghĩ đến việc học cách giữ điệu bộ đúng đắn, học cách nói chuyện v.v…

3) Nếu phải giao tiếp với hắn, hắn sẽ giúp ích ta được việc gì? Bằng cách nào?

Hắn sẽ là một tay cộng sự tốt: tuy ăn nói cộc cằn, không mềm dẻo nhưng không xảo trá. Hắn có thể là một người bạn tốt: không nịnh nọt, hay nói thẳng.

Xem thế, nếu biết quan sát cho tận nơi, tận chốn thì chỉ một việc “biết nhìn xem” một người cũng đã giúp chúng ta bao nhiêu kiến thức.

Đã luyện cặp mắt “biết nhìn xem” một cách đắc lực như thế, bất luận là lúc nào, ở đâu chúng ta cũng có dịp để học hỏi.

Đi xem một cuộc triển lãm, đi viếng một xưởng kỹ nghệ, một bảo tàng viện, đi du lịch là những dịp tốt để chúng ta thâu thái thêm nhiều kiến thức đã đành, song trong lúc thả rong ngoài phố, ngồi ở một hiệu ăn, đứng chờ trong một công sở, chen lấn với đám đông giữa nhà ga, ở đâu chúng ta cũng có thể quan sát và học thêm.

Một phần của tài liệu Nên người phương pháp lập thân của bạn trẻ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w