Học bằng cách biết nghe Biết nghe là một phương tiện để chúng ta học

Một phần của tài liệu Nên người phương pháp lập thân của bạn trẻ (Trang 72 - 74)

hỏi thêm nhiều điều mà chẳng phải mất tiền mua. Nghe để học không phải là nghe “tin tức rẻ tiền”, những lời bàn suông, tán rỗng về chiến tranh Triều Tiên, về bom nguyên tử mà chúng ta thường nghe ở quán cà phê. Biết nghe đây là biết nghe những điều hay lẽ phải đáng cho chúng ta học hỏi.

Mỗi khi giao tiếp với một người có học thức, có nhiều lịch duyệt nếu chúng ta biết nghe họ nói chuyện, chúng ta có thể học thêm nhiều điều mà chẳng mất xu lớn xu nhỏ nào cả.

Trong khi tiếp chuyện với một nhà họa sĩ chúng ta có thể nghe họ giảng về môn hội họa. Với một người thợ chụp hình chúng ta có thể học lóm một vài mánh khóe trong nghề nhiếp ảnh. Với một người thầy thuốc chúng ta có thể nhặt một vài phương thuốc để phòng thân.

Song ít người biết dùng đến phương tiện này bởi phần nhiều người ta ham “nói” hơn là thích “nghe”. Mà trong một buổi nói chuyện nếu chúng ta mắc nói nhiều quá thì khó để tâm nghe và thâu thái những lời hay lẽ phải do người khác nói. Có lẽ vì thế mà người ta thường bảo: nghệ thuật nói chuyện là nghệ thuật im lặng.

Trong quyển Đắc Nhân Tâm nhà tâm lý học Dale Carnegie có thuật chuyện một chàng thanh niên được một nhà đại doanh nghiệp cho mời đến nói chuyện. Suốt buổi nói chuyện anh ta chỉ nín lặng để nghe nhà đại doanh nghiệp nói, nói thật nhiều. Thế mà về sau, khi chàng thanh niên ấy về nhà doanh nghiệp bảo: “Tôi chưa từng thấy một người nào nói chuyện khéo như anh”.

Không phải vô cớ mà chúng ta có được hai lỗ tai mà chỉ có một cái miệng. Nghe nhiều bao giờ cũng được lợi hơn nói nhiều. Nín lặng để nghe người khác nói chúng ta không sợ lầm vấp, chúng ta có dịp học được cái hay của người ta và vừa được người ta khen là người lịch sự.

Biết nghe cũng là nghệ thuật đặt câu hỏi. Tự nhiên ít ai chịu mách cho mình cái hay của họ. Muốn nghe người ta nói, mình phải biết hỏi han và khôn khéo hơn là mình biết gợi chuyện cho người ta nói. Gặp một nhà buôn, nếu chúng ta muốn học một vài chiến thuật trong thương trường mà chúng ta lại đem câu chuyện văn chương ra bàn với họ thì chắc họ sẽ “cụt hứng” ngay. Trái lại, nếu chúng ta biết đưa đẩy họ vào những câu chuyện có dính dấp đến nghề nghiệp của họ, hoặc tỏ vẻ khâm phục tài buôn bán của họ thì chắc chắn họ sẽ trút hết “bầu tâm sự” cho chúng ta nghe.

Ngoài những cuộc nói chuyện thường ngày ra còn có những cuộc nói chuyện có tổ chức: những buổi diễn thuyết. Đó là những dịp tốt cho người hiếu học thâu thập nhiều kiến thức. Đến nghe diễn giả bàn về một vấn đề có khi chúng ta được thấu hiểu rõ ràng và mau chóng hơn xem trong sách vở. Lời nói bao giờ cũng dễ cảm kích và có ảnh hưởng sâu và mạnh hơn câu văn. Tiếc rằng ở xứ ta chưa có một cơ quan hoặc một học hội nào đứng ra tổ chức những buổi nói chuyện cách thường trực. Hiện giờ, chúng ta thỉnh thoảng cũng được mời nghe vài buổi diễn thuyết. Đáng phàn nàn một điều: những buổi nói chuyện này phần nhiều chỉ bàn về văn chương. Hết bàn về tâm sự của Nguyễn Du người ta bàn đến cái cười của Tú Xương và quanh đi quẩn lại cũng không vượt khỏi lĩnh vực văn chương. Rằng hay thì hay thật song còn bao nhiêu vấn đề khác cũng đáng cho chúng ta suy nghĩ, cũng cần đem ra bàn tại sao chẳng thấy ai nói đến? Có cần gì phải là một vấn đề to tát mới đáng làm đề mục cho một buổi nói chuyện? Nếu có ai đứng ra tổ chức những buổi nói chuyện về vấn đề giáo dục, vệ sinh, âm nhạc, bàn về cách tổ chức việc nhà, cách giáo

dục trẻ con thiết tưởng chẳng kém hào hứng. Gần dây có những buổi nói chuyện do hội Khuyến Học tổ chức, ước rằng luôn luôn có những “bữa tiệc trí thức” như thế.

Một phần của tài liệu Nên người phương pháp lập thân của bạn trẻ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w