việc xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có yếu tố kinh tế thị trường là hoàn toàn đúng đắn. Đặc biệt là phải biết kết hợp có hiệu quả giữa kinh tế xã hội chủ nghĩa và kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, kết hợp giữa thị trường và kế hoạch, xây dựng một nền kinh tế thị trường năng động, tự chủ.
Trước hết, cần phải thấy rõ vai trò của việc kết hợp giữa kinh tế xã hội chủ nghĩa và kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, cụ thể hơn là duy trì cả hình thức sở hữu tư nhân lẫn hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất. Bởi vì hình thức sở hữu tư nhân tồn tại trong điều kiện lực lượng sản xuất của đất nước với trình độ thấp kém như một tất yếu khách quan và đóng vai trò tích cực không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Chính việc thực hiện một mô hình kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế (trong đó bao gồm cả những thành phần kinh tế đối lập nhau) đã thúc đẩy cho nền kinh tế đất nước phát triển năng động hơn.
Bài học Liên Xô và các nước Đông Âu đã cho chúng ta thấy những giá trị tích cực của chủ nghĩa tư bản về khoa học kĩ thuật, kinh tế… Vì thế, chính sách mở cửa, hợp tác kinh tế với nước ngoài, kể cả các nước tư bản chủ nghĩa là một xu thế tất yếu. Chúng ta hiểu rằng, cần phải lấy chính chủ nghĩa tư bản để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, lấy những mặt tích cực của chủ nghĩa tư bản để làm lợi cho chủ nghĩa xã hội.
Từ đó, vận dụng tư tưởng biện chứng về kết hợp các mặt đối lập, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đó là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dựa trên chế độ sở hữu đa dạng, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nhiều thành phần này, mỗi thành phần kinh tế có một vị trí trong nền kinh tế thống nhất và có một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Bởi vì thông qua các thành phần kinh tế khác nhau, chúng ta sẽ khai thác được tiềm năng to lớn của chúng (trái ngược hẳn với nền kinh tế thuần nhất về mặt sở hữu trước đây)!
Tuy nhiên, khi khẳng định tầm quan trọng của một nền kinh tế đa thành phần ở nước ta, điều đó không hoàn toàn có nghĩa là chúng ta coi mọi thành phần kinh tế đều có vai trò như nhau. Bởi vì, mặc dù coi mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế đa thành phần ở nước ta đầu có một vị trí, vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân, Đảng ta vẫn khẳng định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, và kinh tế nhà nước kết hợp với kinh tế tập thể phải trở thành nền tảng của kinh tế đất nước. Đây là nhân tố thể
hiện tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thời kì quá độ ở nước ta. Rõ ràng bên cạnh việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, ta không được phép coi nhẹ vai trò của kinh tế nhà nước. Bởi vì, nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội chính là kinh tế nhà nước kết hợp với kinh tế tập thể. Duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một hướng đi đúng đắn, giúp củng cố sức mạnh nền kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa; mà còn giúp phân biệt giữa nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: một bên là do nhà nước điều tiết quản lí, một bên là sở hữu tư nhân tư bản chiếm vị trí chủ đạo.
Một điểm cần lưu ý đó là, khi chúng ta kết hợp các nền kinh tế nhiều thành phần, kết hợp giữa công hữu và tư hữu, giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân trong một nền kinh tế đa thành phần, điều đó không thể quan niệm giản đơn rằng đã là nền kinh tế đa thành phần thì các thành phần kinh tế đều có vai trò, vị trí và được đối xử như nhau. Cũng không thể quan niệm rằng vì lực lượng sản xuất của nước ta còn ở trình độ thấp kém, thủ công, nửa cơ khí là phổ biến thì chưa nên củng cố và phát triển kinh tế nhà nước. Bởi làm như vậy sẽ không còn vai trò của nhân tố chủ quan, không có cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa nữa. Do đó, muốn thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa thì không thể không có những biện pháp tích cực, chủ động đối với thành phần kinh tế nhà nước, cũng như chủ động đối với thành phần kinh tế nhà nước, cũng như chủ động chủ động hướng bộ phận sản xuất nhỏ cá thể vào con đường làm ăn tập thể một cách phù hợp nhất. Không được tuyệt đối hóa sự đối lập giữa kinh tế nhà nước với
kinh tế tư nhân, phủ nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân bên cạnh kinh tế nhà nước, cũng như kết hợp một cách vô nguyên tắc hai thành phần kinh tế này trong đường lối phát triển đất nước. Đặc biệt, Đại hội VI của Đảng ta cũng nêu ra yêu cầu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa như một bài học kinh nghiệm về đổi mới và cũng là vấn đề có tính nguyên tắc của quá trình đổi mới! Như vậy, trong điều kiện thế và lực ngày càng lớn mạnh của nước ta, cùng với xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới cho phép Đảng ta phát triển tư tưởng biện chứng của V.I.Lê-nin (quy luật mâu thuẫn), chủ động mở rộng hợp tác kinh tế để thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta đã chủ động hợp tác kinh tế với các nước, kể cả các nước tư bản chủ nghĩa, bên cạnh việc trong nước cho phép và khuyến khích tư bản tư nhân phát triển, mở rộng và phát triển kinh tế tư bản nhà nước. Đây là bằng chứng cho thấy sự mềm dẻo, linh hoạt trong tư duy kinh tế của Đảng ta.
Bên cạnh đó, ta còn thấy vai trò của việc kết hợp giữa thị trường và kế hoạch trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Trong đổi mới kinh tế, gắn liền với việc xây dựng một nền kinh tế đa dạng hóa về sở hữu, đa thành phần kinh tế là vấn đề xây dựng cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là hai mặt của nền kinh tế thị trường: việc tồn tại một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tất yếu làm nảy sinh yêu cầu về sự
điều tiết của cơ chế thị trường. Đồng thời cơ chế thị trường ra đời sẽ phát huy tác dụng của nó tới hoạt động của các thành phần kinh tế.
Như vậy, để thực hiện tốt nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì lại đòi hỏi phải có một cơ chế kinh tế thích hợp và được biểu hiện bằng một cơ chế quản lí cụ thể. Cơ chế kinh tế phù hợp với một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tất yếu phải là cơ chế thị trường. Bởi lẽ chỉ có cơ chế thị trường mới đảm bảo cho nền kinh tế vận động trong quỹ đạo của sự tuân thủ quy luật giá trị, quy luật cung - cầu. Nhờ cơ chế thị trường, với sự tác động của quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, các sản phẩm hàng hóa luôn được lưu thông từ nơi sản xuất thông qua thị trường tới người tiêu dùng. Qua thị trường, sản xuất có điều kiện phát triển. Người sản xuất sẽ sản xuất ra nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, còn người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn cho mình hơn: từ đó, nề kinh tế trở nên năng động hơn. Ngược lại, nếu không có thị trường, không tuân theo cơ chế thị trường thì nền kinh tế hàng hóa sẽ không thể phát triển được, quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần sẽ không thể tránh khỏi bị bóp méo, mất đi tính khách quan của nó. Có thể khẳng định cơ chế thị trường là cơ chế kinh tế khách quan của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, của nền sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, bản thân cơ chế thị trường cũng có cả mặt tiêu cực. Có những lúc, những nơi, kinh tế thị trường không những không làm cho người ta năng động hơn, tốt đẹp
hơn mà ngược lại, còn làm tha hoá bản chất con người, biến con người thành gã nô lệ sùng bái đồng tiền hoặc kẻ đạo đức giả chỉ biết tôn trọng sức mạnh và lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, văn hoá, đạo đức, luân lí,… Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thị trường cũng có nhiều khuyết tật, gây ra những tác động xấu. Đơn giản ví dụ như: tệ nạn thương mại hoá trường học, xem nhẹ truyền thống tôn sư trọng đạo... Quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm sôi động thị trường nhưng cũng làm xói mòn nhân cách và phẩm chất con người. Ngoài ra, đi kèm với kinh tế thị trường là hàng loạt các tệ nạn xã hội dễ đưa đến sự rối loạn, khủng hoảng cho gia đình - hạt nhân, tế bào của xã hội. Nạn cờ bạc, rượu chè, mại dâm,…là những căn bệnh trầm kha không dễ bề khắc phục trong thời đại kinh tế thị trường. Đặc biệt là, sự tồn tại một cơ chế thị trường tương ứng với nền sản xuất hàng hóa nhỏ có xu hướng phá vỡ tính kế hoạch của nền kinh tế quốc dân. Thật không sai khi hình dung kinh tế thị trường là con dao hai lưỡi, nếu dùng không cẩn thận sẽ bị đứt tay.
Như thế, để đảm bảo tính kế hoạch của nền kinh tế quốc dân, bắt buộc ta phải tìm cách hạn chế, xóa bỏ mặt trái của cơ chế thị trường. Điều này không có nghĩa là chúng ta lại rơi vào nhận thức sai lầm cố hữu trước đây là tuyệt đối hóa sự đối lập giữa thị trường và kế hoạch (chính nhận thức sai lầm đó đã đưa chúng ta tới với sự trì trệ của nền kinh tế, gây ra hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển sản xuất của nước ta ở giai đoạn đó). Bởi vì mặc dù giữa thị trường và kế hoạch có nhưng biểu hiện tác động ngược nhau lên nền kinh tế, song không vì thế chúng không có sự thống
nhất với nhau: Trong chủ nghĩa tư bản vẫn có tính kế hoạch cũng như trong chủ nghĩa xã hội cần có thị trường.
Thực tế những năm đổi mới kinh tế vừa qua ở nước ta đã chứng tỏ, việc thực hiện kết hợp các mặt đối lập giữa tư hữu và công hữu, thị trường và kế hoạch trên cơ sở đảm bảo vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, đảm bảo tính kế hoạch ở tầm chiến lược ở tầm chiến lược, vĩ mô là một giải pháp đúng đắn, nó đã đáp ứng được đòi hỏi to lớn của sự phát triển nền kinh tế hiện đại.
II. Vận dụngquy luật mâu thuẫn trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta phát động và lãnh đạo không chỉ diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước bị khủng hoảng mà còn diễn ra trong bối cảnh quốc tế có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Trước hết, đó là sự khủng hoảng và đi tới sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX do xuất phát từ nhận thức giáo điều, giản đơn về chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, bản thân chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng có sự thay đổi, điều chỉnh, thích nghi với những biến đổi quốc tế (mặc dù sự thay đổi, điều chỉnh đó không làm thay đổi được bản chất của một chế độ bất công, song cũng thể hiện một số giá trị tích cực nhất định). Cùng với đó là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra một cách mạnh mẽ với trình độ ngày càng cao, tạo ra những thành tựu to lớn làm thay đổi bộ mặt của nhân loại. Hơn nữa, dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã xuất hiện, hơn nữa lại ngày càng diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng đến đời sống của tất cả các quốc
gia, dân tộc trên thế giới. Và gắn liền với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, thế giới còn đứng trước những vấn đề toàn cầu cần phải giải quyết, như vấn đề hạn chế sự bùng nổ dân số, bảo vệ môi trường, đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo, chống chủ nghĩa khủng bố và tội phạm quốc tế,...
Trên thực tế, công cuộc đổi mới của nước ta cũng chịu sự tác động, chi phối đáng kể của những biến đổi quốc tế và xu hướng khách quan đó. Vì thế, vấn đề hội nhập quốc tế và khu vực trong công cuộc đổi mới của nước ta trở nên tất yếu. Trong điều kiện quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, có cả sự hợp tác và cạnh tranh, cả sự phụ thuộc, nương tựa và sự đối lập, đấu tranh lẫn nhau; trong điều kiện vai trò của trí tuệ, của tri thức khoa học ngày càng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hởi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn phát triển cần phải điều chỉnh chiến lược phát triển sao cho phù hợp, đúng đắn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho mỗi quốc gia là phải đổi mới. Nhưng sự đổi mới phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của dân tộc và thời đại. Và chỉ có đổi mới đúng đắn, thực hiện quá trình hội nhập quốc tế theo tinh thần kết hợp biện chứng mới đưa đất nước tiến kịp các nước tiên tiến, đi tới thịnh vượng, văn minh.
Bởi vì, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã cho thấy việc xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa tư bản đã trở nên lỗi thời. Chính sự sụp đổ đó đã buộc các Đảng cộng sản cầm quyền phải nhìn nhận lại về chính chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện đại. Đối với chủ nghĩa tư bản, sự điều chỉnh về các vấn đề xã hội cũng như những sức mạnh vốn có của nó về mặt khoa học và công nghệ, về kinh nghiệm tổ chức quản lí lẫn xã hội, là
những thực tế không thể bác bỏ. Vì thế, giờ đây, thay vì có những tư duy theo kiểu siêu hình, tuyệt đối hóa giữa hai mặt đối lập là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, thì cần phải có cái nhìn biện chứng hơn, mềm dẻo hơn về chủ nghĩa tư bản. Phải có thái độ khách quan, chấp nhận thực tế về những giá trị tích cực của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Để từ đó có khả năng, trong những trường hợp cụ thể, biết hợp tác với chủ nghĩa tư bản nhằm khai tác tốt mặt tích cực của nó, làm lợi cho chủ nghĩa xã hội.
Với những giá trị tích cực của mình, toàn cầu hóa cho phép chúng ta có thể khai thác trong quá trình hội nhập để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Song toàn cầu hóa cũng có hai mặt trái ngược của nó. Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của mình; tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi quốc gia có thể khai thác hiệu quả nguồn lực trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, toàn cầu hóa lại đặt các nước vào những thử thách, nguy cơ khôn