Định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu đề tài '''' quan điểm của chủ nghĩa mác - lênin về vấn đề mâu thuẫn và sự vận dụng quan điểm này trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay '''' (Trang 25 - 28)

kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

1. Kinh tế thị trường và những đặc điểm

Có hai ý kiến khác nhau về kinh tế thị trường :

Một là xem kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế, lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu; lấy lợi ích, cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế, là phương thức tổ chức vận hành kinh tế – xã hội. Kinh tế thị trường là phương thức, phương tiện, công cụ vận hành nền kinh tế có hiệu quả, tự nó không mang tính giai cấp – xã hội, không tốt mà cũng không xấu. Tốt hay xấu là do người sử dụng nó. Theo quan niệm này thì kinh tế thị trường là vật “trung tính”, là công nghệ sản xuất ai sử dụng cũng được.

Hai là xem kinh tế thị trường là một quan hệ kinh tế - xã hội - chính trị, nó in đậm dấu ấn của lực lượng xã hội làm chủ thị trường. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế hoạt động, có chủ thể của quá trình hoạt động đó, có sự tác động lẫn nhau của các chủ thể hoạt động. Trong xã hội có giai cấp, chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trường không phải là cái nhân riêng lẻ, mà còn là những tập đoàn, những giai cấp xã hội. Sự tác động qua lại của các chủ thể hoạt động đó có thể có lợi cho người này, tầng lớp hay giai cấp này; có hại cho tầng lớp hay giai cấp khác.

Cho nên, kinh tế thị trường có mặt tích cực, có mặt tiêu cực nhất định. Không thể nhấn mạnh chỉ một mặt trong hai mặt đó.

Thực tế, kinh tế thị trường có sự phát triển từ thấp lên cao, đỉnh cao nhất trong sự phát triển của nó ở giai đoạn đã qua đạt được trong chủ nghĩa tư bản, được xã hội đó sử dụng triệt để. Đó là cơ sở để trước đây nhiều người đồng nhất nền kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản. Quan điểm đó được củng cố thêm còn do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều kì thị với kinh tế thị trường, tuyệt đối hoá nền kinh tế kế hoạch mang tính tập trung quan liêu. Do vậy có sự đối lập giữa kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội. Kết quả nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn trong những năm gần đây đã cho phép khẳng định rằng, nền kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế thị trường. Sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ trước hết và chủ yếu do trong thời kỳ này còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, do có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh ngay trong một thành phần kinh tế, do còn có sự phân công lao động…làm cho các đơn vị kinh tế trở thành những người sản xuất hàng hoá và những người kinh doanh hàng hoá độc lập (hoặc tương đối độc lập). Vì thế, trong nền kinh tế, nhất định sẽ hình thành quan hệ hàng hoá và trao đổi hàng hoá, làm cho nền kinh tế đó vận hành trong môi trường kinh tế thị trường.

2. Chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường là một một tất yếu khách quan ở nước ta

Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy, mô hình phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ

trung tâm, trong bối cảnh ngày nay, là mô hình hợp lý hơn cả. Mô hình này, về đại thể có thể đáp ứng những thách thức của sự phát triển.

Ở nước ta, việc thực hiện mô hình này, trong thực tế, chẳng những là nội dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế nữa còn là công cụ, là phương thức để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Bởi vì lịch sử đã cho thấy, việc không chấp nhận sự tồn tại của kinh tế thị trường trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một sai lầm gây hậu quả nặng nề. Sai lầm ấy thể hiện ở việc chúng ta đã tuyệt đối hóa sự đối lập giữa tư hữu và công hữu, giữa kinh tế tư nhân và kinh tế xã hội chủ nghĩa; đồng thời tách rời giữa kế hoạch và thị trường. Chúng ta đã chưa nhận thức đúng mức vai trò của các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, của quy luật cung – cầu, cũng như tính có giới hạn của chế độ quản lí tập trung bao cấp cao độ, được xây dựng trên nền tảng một lực lượng sản xuất thấp kém, trong điều kiện chiến tranh, dẫn tới hành động duy trì quá lâu sự tồn tại của nó sau này. Chúng ta đã không vận dụng quy luật mâu thuẫn một cách đúng đắn theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Rõ ràng, sự xung đột giữa hai mặt đối lập (ở đây là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản) chưa lên đến đỉnh điểm, chúng ta đã vội vàng tìm cách giải quyết mâu thuẫn. Trong nhận thức chủ quan của chúng ta, nền kinh tế thị trường là cái gì đó hoàn toàn xa lạ, đối lập với chủ nghĩa xã hội, cần phải cải tạo, xóa bỏ,… Chính những nhận thức sai lầm đó đã làm cho nền kinh tế nước ta bị trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng trong những năm 80 của thế kỉ XX.

Kể từ đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đến nay, theo đường lối đổi mới, đất nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường với

định hướng xã hội chủ nghĩa. Với việc thực hiện kết hợp các mặt đối lập để giải quyết những mâu thuẫn của đất nước, ta hoàn toàn có khả năng đảm bảo lợi ích của chủ nghĩa xã hội, của nhân dân lao động. Do đó, sự đổi mới là hoàn toàn tất yếu và cấp thiết trong quá trình xây dựng phát triển đất nước.

3. Vận dụng việc kết hợp các mặt đối lập của mâu thuẫn trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu đề tài '''' quan điểm của chủ nghĩa mác - lênin về vấn đề mâu thuẫn và sự vận dụng quan điểm này trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay '''' (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w