Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi ở huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 99 - 102)

5 .1 Kết luận

5.1.1 Các kiểu hệ thống chăn nuôi hiện có của huyện

Huyện ý Yên có ba kiểu hệ thống chăn nuôi chủ yếu. Trong mỗi hệ

thống lại có các tiểu hệ thống và giữa các hệ thống thì có các đặc điểm hoạt động khác nhau

+ Hệ thống chăn nuôi thâm canh gồm 2 tiểu hệ thống: Chăn nuôi chuyên lợn (chuyên lợn thịt; lợn nái + lợn thịt ) Chăn nuôi vịt

Kiểu hệ thống này chiếm 16,67% trong tổng số hộ điều tra, tập trung ở những hộ có điều kiện kinh tế, có trình độ kỹ thuật. Đây là hệ thống sản xuất hàng hoá thông qua việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi thâm canh, chọn con giống có năng suất cao ở những cơ sở tin cậy và sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Sản phẩm đầu vào, đầu ra của hệ thống này rất lớn và th−ờng phản ứng mạnh với thị tr−ờng.

+ Hệ thống chăn nuôi bán thâm canh gồm 4 tiểu hệ thống: Chăn nuôi chuyên lợn, chăn nuôi (lợn + gia cầm), chăn nuôi (lợn + bò), chăn nuôi (lợn + gia cầm + bò). Kiểu hệ thống này chiếm 67,7% trong tổng số hộ điều tra đây cũng là hệ thống chăn nuôi chủ yếu của huyện. Nó phù hợp với những hộ có mức kinh tế trung bình, với những vật nuôi cũng có năng suất trung bình nh−: Lợn lai, gà thả v−ờn, bò. Hiệu quả kinh tế không cao nh−ng t−ơng đối bền vững.

+ Hệ thống chăn nuôi tận dụng: Hệ thống này có quy mô nhỏ dựa trên các giống địa ph−ơng bao gồm lợn và gà thả v−ờn, chủ yếu sử dụng phụ phẩm rẻ tiền do gia đình tự sản xuất. Hệ thống này chiếm 5,5% tồn tại nhiều ở vùng đất cát cao bạc màu, ở những hộ nghèo và cho hiệu quả kinh tế thấp.

5.1.2 Năng suất hiệu quả của các hệ thống chăn nuôi

* Năng suất của các hệ thống chăn nuôi: Các loài vật nuôi khác nhau cho ta năng suất khác nhau giữa các hệ thống.

- Năng suất chăn nuôi lợn nái

Số con đẻ ra còn sống/lứa ở hệ thống chăn nuôi thâm canh đạt 10,6 con, ở hệ thống chăn nuôi bán thâm canh đạt 11,29 - 12,38 con, ở hệ thống chăn nuôi tận dụng đạt 11,6 con. Con cai sữa/lứa ở hệ thống chăn nuôi thâm canh đạt 9,83 con, ở hệ thống chăn nuôi bán thâm canh đạt 10,57 - 11,33 con, ở hệ thống chăn nuôi tận dụng đạt 11,60 con. Khối l−ợng chuyển nuôi thịt/con ở hệ thống chăn nuôi thâm canh là 18,67 kg, ở hệ thống chăn nuôi bán thâm canh là 14,13 - 14,67 kg, ở hệ thống chăn nuôi tận dụng là 13,2 kg. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ở hệ thống chăn nuôi thâm canh là 166,67 ngày, ở hệ thống chăn nuôi bán thâm canh là 168,2 - 178,05 ngày, ở hệ thống chăn nuôi tận dụng là 180,69 ngày

- Năng suất chăn nuôi lợn thịt: Tăng trọng bình quân/con/tháng ở hệ thống chăn nuôi thâm canh là 19,32 - 20,28, ở hệ thống chăn nuôi bán thâm canh là 17,09 - 17,56 kg, ở hệ thống chăn nuôi tận dụng là 15,42 kg

- Năng suất chăn nuôi gia cầm: Năng suất trứng của vịt đẻ là 265 quả/năm, trọng l−ợng xuất chuồng của vịt ở 59 ngày tuổi là 1,85 kg, của gà thả v−ờn là 1,58 - 1,82 kg/con

* Hiệu quả chăn nuôi trong các hệ thống: Trong 3 hệ thống chăn nuôi trên thì hệ thống chăn nuôi thâm canh có lợi nhuận cao nhất (28.659,2 nghìn đồng/năm), hệ thống chăn nuôi tận dụng thấp nhất (2.479,8 nghìn đồng/năm). Nếu xét về hiệu quả đồng vốn bỏ ra tức tổng thu/tổng chi thì hệ thống chăn nuôi tận dụng đạt cao nhất (2,01 lần), tiếp đến là hệ thống chăn nuôi vịt thâm canh (1,4 lần), thấp nhất là hệ thống chăn nuôi lợn bán thâm canh (1,07 lần)

* Thu nhập về chăn nuôi trong cơ cấu thu nhập: Tỷ trọng thu nhập về chăn nuôi trong tổng thu nhập của các nông hộ ở hệ thống chăn nuôi thâm canh chiếm tỷ trọng cao nhất (59,47%), tiếp theo là hệ thống chăn nuôi bán thâm (25,85%), thấp nhất là hệ thống chăn nuôi tận dụng (24,6%)

5.1.3 Những khó khăn cản trở việc phát triển chăn nuôi nông hộ

- Nguồn giống còn hạn chế và ch−a phù hợp với quy mô chăn nuôi của các hệ thống

- Thị tr−ờng tiêu thụ hết sức khó khăn nhất là đối với lợn ngoại. - Rất nhiều hộ còn thiếu vốn cho sản xuất.

- Còn thiếu đất để mở rộng quy mô chăn nuôi. - Kỹ thuật chăn nuôi và điều trị bệnh còn hạn chế

5.1.4 Những giải pháp để phát triển chăn nuôi trong nông hộ: Chúng tôi xin

đ−a ra một số giải pháp cơ bản nh− sau - Giải pháp về giống - Giải pháp về thức ăn - Giải pháp về phòng trừ dịch bệnh - Giải pháp về vốn - Giải pháp về môi tr−ờng 5.2 Đề nghị

Từ kết quả phân tích tình hình chăn nuôi các nông hộ ở huyện ý Yên

chúng tôi thấy vai trò chăn nuôi trong kinh tế địa ph−ơng rất quan trọng, không thể thiếu đ−ợc trong thu nhập của nông hộ. Tuy nhiên việc phát triển chăn nuôi nông hộ còn hạn chế vì vậy chúng tôi đ−a ra những kiến nghị sau.

- Đề nghị huyện cần nhanh chóng quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân c− để giảm thiểu ô nhiễm môi tr−ờng và để các hộ chăn nuôi thâm canh yên tâm đầu t− sản xuất.

- Cần có giải pháp duy trì hoạt động HTCN bán thâm canh có hiệu quả hơn - Phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi chuyên canh trong HTCN thâm canh ở những hộ có điều kiện kinh tế là h−ớng đi đúng đắn phù hợp với xu h−ớng phát triển của thời kỳ hội nhập, đáp ứng đ−ợc nhu cầu tiêu dùng cũng nh− mong muốn về thu nhập của ng−ời sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi ở huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 99 - 102)