Những kết quả nghiên cứu về số dảnh cấy/khóm

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và số dảnh cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa lai 20 tại chương mỹ hà tây (Trang 30 - 34)

2. Tổng quan tài liệu

2.4.7 Những kết quả nghiên cứu về số dảnh cấy/khóm

Số dảnh cấy/ khóm phụ thuộc vào số bông dự định đạt đ−ợc/ m2, trên cơ sở đã xác định mật độ cấy. Việc xác định số dảnh cấy/ khóm cần đảm bảo nguyên tắc chung là: dù ở mật độ nào, tuổi mạ bao nhiêu, sức sinh tr−ởng của giống mạnh hay yếu thì vẫn phải đạt đ−ợc số dảnh thành bông theo dự định, độ lớn của bông không giảm, tổng số hạt chắc/ m2 cũng đạt đ−ợc theo số l−ợng đã định.

Theo Nguyễn Thị Trâm [34, 257 - 292] cho thấy khi sử dụng mạ non để cấy (mạ ch−a đẻ nhánh), sau cấy lúa đẻ nhánh sớm và nhanh. Nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu/ khóm với mật độ 40 khóm/ m2 chỉ cấy 3 - 4 dảnh/ khóm, khi

31

đó mỗi dảnh đẻ 2 - 3 nhánh là đủ, nếu số dảnh cấy nhiều hơn thì số nhánh đẻ có thể tăng nh−ng tỷ lệ nhánh hữu hiệu giảm. Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ từ 2 - 5 nhánh (loại mạ này già hơn 10 - 15 ngày so với mạ ch−a đẻ) do vậy, số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định đạt đ−ợc hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70 % số bông dự định. Sau khi cấy các nhánh lúa đ−ợc đẻ ra từ cây mẹ sẽ tích luỹ dinh d−ỡng, ra lá, lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào khoảng 8 - 15 ngày sau cấy. Cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cơ bản cấy/ khóm nhiều hơn cấy mạ non.

Kết quả nghiên của tác giả Nguyễn Văn Hoan [23] cho rằng mật độ cấy dày trên 40 khóm/ m2 thì để đạt 7 bông hữu hiệu/ khóm cần cấy 3 dảnh (nếu mạ non). Với loại mạ thâm canh số nhánh cần cấy/ khóm đ−ợc định l−ợng theo số bông cần đạt nhân với 0,8. Tức là khi cần đạt 9 bông/ khóm thì số dảnh cơ bản cấy/ khóm cần phải cấy sẽ là 9 x 0,8 = 7 dảnh.

Thí nghiệm xác định ảnh h−ởng của số dảnh cấy đến năng suất lúa trong vụ xuân và vụ mùa 1998 tại Hà Tây trên tổ hợp Bồi Tạp Sơn Thanh với 4 công thức cấy, Nguyễn Thạch C−ơng [8] đã nhận thấy ở thí nghiệm cấy 2 và 3 dảnh đạt năng suất t−ơng ứng là 78,8 và 79,9 tạ/ ha; thí nghiệm cấy 1 dảnh, 4 dảnh chỉ thu đ−ợc năng suất 76,0 và 76,5 tạ/ ha. Qua đây, có thể kết luận rằng: trong cả vụ xuân và vụ mùa trên nền đất phù sa sông Hồng đối với lúa lai nên cấy với số dảnh từ 2 - 3 dảnh cơ bản/ khóm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tề và các cộng sự [36] cho thấy đối với giống nhiều bông nên cấy từ 200 - 250 dảnh cơ bản/ m2; các giống bông to cấy từ 180 - 200 dảnh/ m2, t−ơng ứng với cấy từ 3 - 4 dảnh/ khóm ở vụ mùa và 4 - 5 dảnh/ khóm vụ chiêm xuân.

Số dảnh cấy còn phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh của giống. Nghiên cứu số dảnh cấy/ khóm cho vụ xuân Bùi Huy Đáp có kết luận: trong điều kiện bình th−ờng không nên cấy nhiều dảnh, nhìn chung cấy 2 -3 dảnh có −u thế

32

hơn cấy 5 - 6 dảnh, nếu mạ bị già nên tăng số dảnh cấy. Cũng theo tác giả Bùi Huy Đáp khi cấy 2 - 3 dảnh/ khóm lúa sẽ đẻ nhánh tốt hơn, có nhiều bông bằng cổ và đạt năng suất cao hơn, cấy 3 - 4 dảnh/ khóm trong những điều kiện bình th−ờng chỉ nên cấy mật độ 25 - 30 khóm/ m2 ở các chân ruộng sâu trong vụ mùa, cấy dày trên d−ới 40 khóm/ m2 ở ruộng tốt bón nhiều phân chỉ nên cấy 1 - 2 dảnh [dẫn theo 17]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Tr−ơng Đích [14] cho rằng các giống lúa lai nên cấy 2 - 3 dảnh với mật độ 40 - 45 khóm/ m2.

Kết quả nghiên cứu số dảnh cấy của Tăng Thị Hạnh [18] trên giống lúa Việt lai 20 thấy rằng, khi tăng số dảnh cấy làm tăng diện tích lá và tăng khả năng tích luỹ chất khô, đặc biệt làm tăng số bông/ khóm, cấy cùng mật độ khi tăng đến 3 dảnh/ khóm sẽ làm tăng năng suất giống lúa Việtlai 20.

Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Viện nghiên cứu lúa Philippin

(DA - PhilRice) [43] công thức cấy thích hợp nhất cho lúa lai là từ 1- 2 dảnh/ khóm với khoảng cách 20 x 20 cm vào mùa m−a và 20 x 15 cm vào

mùa khô.

Qua các kết quả nghiên cứu trên, mật độ và số dảnh cơ bản cấy/ khóm là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− điều kiện thời tiết, khí hậu, dinh d−ỡng của đất, đặc điểm của giống và khả năng thâm canh của từng vùng, từng vụ gieo cấy.... Cần bố trí mật độ và số dảnh cơ bản cấy/ khóm một cách hợp lý để có đ−ợc diện tích lá cao thích hợp, phân bố đều trên diện tích đất sẽ tận dụng đ−ợc tối đa nguồn năng l−ợng ánh sáng mặt trời, đó là biện pháp nâng cao năng suất lúa có hiệu quả cao nhất. Đồng thời khi bố trí đ−ợc số dảnh cấy trên đơn vị diện tích hợp lý (đặc biệt là đối với lúa lai) còn tiết kiệm đ−ợc hạt giống, công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất lúa hiện nay.

Một trong các yếu tố ảnh h−ởng đến năng suất của các giống lúa là mật độ cấy và mức phân bón. Qua nghiên cứu các tác giả đều thấy rằng, không có

33

mật độ cấy và các mức phân bón chung cho mọi giống lúa, mọi điều kiện. Nói chung, các giống lúa càng ngắn ngày cần cấy dày nh− các giống lúa có thời gian sinh tr−ởng từ 75 - 90 ngày nên cấy mật độ 40 - 50 khóm/ m2; những giống lúa đẻ nhánh khoẻ, dài ngày cây cao trong những điều kiện thuận lợi cho lúa phát triển thì cấy mật độ th−a hơn. Trong vụ mùa nên cấy 25 - 35 khóm/ m2, trong vụ xuân nên cấy từ 45 - 50 khóm/ m2. Mỗi khóm lúa nên cấy vài ba dảnh. Trong tr−ờng hợp mạ tốt và chăm sóc tốt, cấy1 dảnh cho đỡ tốn mạ vẫn đạt đ−ợc năng suất và chất l−ợng hạt cao. Đối với các giống lúa mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng thì mật độ cấy có thể 15 - 25 khóm/ m2 và th−a hơn. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về số dảnh cấy, l−ợng phân bón phù hợp với các vùng sinh thái, từng giống lúa ch−a đ−ợc nhiều và sự nghiên cứu ch−a có hệ thống. Mặc dù đây là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng nh−ng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− giống, trình độ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, điều kiện sinh thái của từng vùng.... Bởi vậy, cần có các công trình nghiên cứu để tìm đ−ợc mật độ, số dảnh cấy/ khóm t−ơng ứng với các mức phân bón (đặc biệt là phân đạm) thích hợp nhất phù hợp với từng vùng canh tác là vấn đề cần phải thực hiện th−ờng xuyên của các nhà kỹ thuật. Chính vì thế, đề tài mang đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.

34

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và số dảnh cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa lai 20 tại chương mỹ hà tây (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)