Tứ trụ triều đình:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUÂT VIỆT NAM doc (Trang 32 - 35)

* Cần Chánh điện Đại học sĩ; * Văn Minh điện Đại học sĩ; * Võ Hiển điện Đại học sĩ; * Đông Các Đại học sĩ. - Phụ chính đại thần.

+ Cửu khanh:

* Thượng thư Lục Bộ; Đô Ngự sử; Đại lý tự khanh; Thông chính sứ.

+ Nội các18: cơ quan văn phòng của nhà Vua, gồm:

* Thượng Bửu Tào; Kỳ Chú Tào; Đồ Thư Tào; Biểu Bộ Tào.

17 Từ sau cải cách Minh Mệnh đổi tên thành Hội nghị triều thần.

18 Thời Vua Gia Long gọi là Tam nội viện; năm 1820 Vua Minh Mệnh đổi thành Văn thư phòng; năm 1829 đổi thành Nội các. thành Nội các.

+ Cơ mật viện : chức năng tư vấn tối cao quân sự; soạn thảo công văn quan trọng

vận mệnh triều đình;…. Chia thành: Nam chương kinh và Bắc chương kinh, do các quan Cơ mật đại thần và Cơ mật hành tẩu quản lý.

+ Lục Bộ: gồm 6 bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư (Chánh nhị phẩm),

dưới có quan Tả, Hữu Tham tri (Tòng nhị phẩm) và Tả, Hữu Thị lang (Chánh tam phẩm) giúp việc. Mỗi bộ tổ chức thành :

* Ấn ty – Trực xứ; * Thanh lại ty.

+ Bộ Lại: chức năng quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại trong cả nước; các Thanh lại ty gồm:

- Kiểm biên ty; Văn tuyển ty; - Trừng tự ty; Phong điển ty.

+ Bộ Hộ: phụ trách thu thuế, kho tàng, đinh điền, tiền tệ, thu chi ngân khố,…; các Thanh lại ty gồm:

- Kinh trực ty; Lưỡng cơ ty; Nam kỳ ty; - Bắc kỳ ty; Thường lộc ty; Thuế hạng ty.

+ Bộ Lễ: phụ trách lễ nghi, triều hội, khoa cử, ngoại giao,…; các Thanh lại ty gồm: Nghi văn ty; Nhân tự ty; Tân hưng ty;Thù ứng ty.

+ Bộ Binh: chức năng tuyển lính, quản lý về quân sự; các Thanh lại ty gồm: - Kinh kỳ ty; Trực tỉnh ty; Vũ tuyển ty;Khảo công ty; Kiểm duyệt ty. + Bộ Hình: chức năng trông coi hình pháp, xét xử và ngục tụng; các Thanh lại ty gồm:

- Kinh chương ty; Trực cơ ty; - Nam hiểm ty; Bắc hiểm ty.

|+ Bộ Công: phụ trách công trình, thợ thuyền, đường xá, lăng tẩm, các Thanh lại ty gồm: Quy chế ty; Doanh thiện ty; Tu tạo ty.

+ Bộ Hình là cơ quan tư pháp và giám sát có Tam pháp ty bao gồm

- Đại lý tự: nhiệm vụ phúc thẩm án, án tử hình hoãn quyết; án tham ô hối lộ, bức hiếp dân,…; đứng đầu là quan Đại lý tự khanh (Chánh tam phẩm).

- Đô sát viện: giữ nhiệm vụ giám sát hành chính và tư pháp; tổ chức: * Tả, Hữu Đô ngự sử (Chánh nhị phẩm);

* Tả, Hữu phó Đô ngự sử (Tòng nhị phẩm); * Cấp sự trung (Chánh ngũ phẩm);

* Giám sát ngự sử (Chánh ngũ phẩm).

+ Cơ quan giúp việc nhà Vua, Hoàng tộc:

- Tôn nhân phủ: phụ trách giải quyết các vấn đề liên quan đến hoàng tộc; đứng đầu là quan Tôn nhân lệnh (Cực phẩm), dưới có quan Tả, Hữu Tôn chính (Chánh nhất phẩm) giúp việc.

- Thái y viện: giữ nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhà Vua, hoàng tộc và quan lại; đứng đầu là quan Viện sứ (Chánh tứ phẩm).

- Thái bộc tự: phụ trách nghi vệ, xe ngựa trong hoàng cung; đứng đầu là quan Tự khanh (Tòng tam phẩm).

- Hàn lâm viện: phụ trách soạn thảo chiếu, sắc, chế, cáo của Vua; biểu của quan lại; văn thư ngoại giao, văn bia,…; đứng đầu là quan Chưởng viện học sĩ (Chánh tam phẩm).

+ Các cơ quan chuyên môn khác (giao thông, vận chuyển, quản lý kho bãi)

- Ty tào chính: phụ trách vận chuyển hàng hóa, lương thực, khí giới, quân giới bằng đường biển; đứng đầu là quan Chánh sứ (từ hàm Chánh nhị phẩm trở lên).

- Ty bưu chính: phụ trách vận chuyển công văn, đưa đón quan lại; đứng đầu là quan Chủ sự (Chánh lục phẩm).

- Ty thông chính: phụ trách tiếp nhận, phân loại và thuyên chuyển công văn, giấy tờ; đứng đầu là quan Thông chính sứ (Chánh tam phẩm).

- Nội vụ phủ: phụ trách giữ kho của nhà Vua; đứng đầu là quan Thị lang (Chánh tam phẩm).

- Thương trường: phụ trách thóc, gạo, tiền của Vua; đứng đầu là quan Thị lang (Chánh tam phẩm).

- Vũ khố: phụ trách giữ kho quân khí; đứng đầu là quan Thị lang (Chánh tam phẩm).

- Mộc thương: phụ trách giữ kho gỗ ở kinh thành; đứng đầu là quan Lang trung (Chánh tứ phẩm).

+ Cơ quan văn hóa – giáo dục

- Quốc sử quán: phụ trách biên chép sử sách triều Nguyễn; đứng đầu là quan Tổng đài (Cực phẩm).

- Quốc tử giám: phụ trách giáo dục trong cả nước; đứng đầu là quan Tế tửu (Chánh tứ phẩm), dưới có quan Tu nghiệp (Tòng tứ phẩm) giúp việc.

- Khâm thiên giám: giữ nhiệm vụ làm lịch, dự báo thiên văn, khí hậu,…; đứng đầu là quan Giám chính (Chánh ngũ phẩm).

- Viện tập hiền: phụ trách giảng dạy đạo trị nước cho Vua, quan; đứng đầu là quan Giảng quan (mang hàm nhất hay nhị phẩm).

- Thượng bảo tự: phụ trách đóng ấn quyển thi Hội; đứng đầu là quan Thượng bảo khanh (Chánh tam phẩm).

- Hồng lô tự: phụ trách xướng danh tân khoa tiến sĩ thi Đình, đứng đầu là quan Hồng lô khanh (Chánh tứ phẩm).

+ Cơ quan phụ trách lễ nghi.

- Thái thường tự: đặc trách về đại lễ của nhà nước, đứng đầu là quan Tự khanh (Chánh tam phẩm).

- Quang lộc tự: phụ trách kiểm tra lễ vật, cỗ bàn tế lễ; đứng đầu là quan Chủ sự (Chánh lục phẩm).

2. Tổ chức chính quyền địa phương

a) Giai đoạn đầu thời Nguyễn (1802 – 1830)

b) Giai đoạn từ sau cải cách năm 1831-1832

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUÂT VIỆT NAM doc (Trang 32 - 35)

w