- Chi phí thuế, phí và lệ phí: là các khoản chi về Thuế môn bài, Thuế
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam
tư này họ sẽ xem xét điều kiện của Việt Nam xem có đầu tư vào Việt Nam được không, Chính sách thuế thu nhập DN như thế nào? Chính sách thuế thu nhập DN là một trong những chỉ tiêu để các nhà đầu tư nước ngoài quyết định nên đầu tư hay không nên đầu tư, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhà đầu tư. Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thuế TNDN tạo môi trường pháp lý tốt để thu hút đầu tư nước ngoài, đáp ứng nhu cầu thiếu vốn, công nghệ, trình độ quản lý của nước ta.
DN là tế bào của nền kinh tế đất nước có tính chất quyết định đến nguồn thu NSNN. Lợi ích của Nhà nước không chỉ là là thu được nhiều thuế vào Ngân sách nhà nước mà Nhà nước còn có nhiệm vụ tạo khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển SXKD, huy động tối đa nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài với mục đích nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN. Như vậy, Nhà nước phải có chính sách hài hoà, thống nhất giữa lợi ích Nhà nước, lợi ích doanh nghiệp.
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam Nam
Hoàn thiện kế toán thuế TNDN phải gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực và thế giới. Hiện nay Việt Nam đã và đang là thành viên của các tổ chức kinh tế - thương mại thế giới WTO, AFTA, APEC... Trước tình hình đó, đòi hỏi kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp phải hoà nhập từng bước với các thông lệ quốc tế. Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập phải theo kịp với trình độ phát triển công nghệ thông tin hiện đại.
Hoàn thiện kế toán thuế TNDN phải phù hợp với mục tiêu chung của công cuộc cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 đến 2010 đó là: xây
dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Hoàn thiện kế toán thuế TNDN phải phù hợp Định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2001-2010 của đất nước: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất. Đồng thời, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng của xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh ". Kế toán thuế TNDN không những là một nội dung quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn rất quan trọng đối với NSNN. Do đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay với hơn 230.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 90% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, trình độ công nghệ thấp, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Để tiếp tục tạo nguồn thu quan trọng cho NSNN và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền vững yêu cầu phải hoàn thiện kế toán thuế TNDN. Việc hoàn thiện này sẽ giúp ngành thuế giảm bớt chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu thuế. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện kế toán thuế TNDN giúp cho doanh nghiệp nhận thức rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm đối với NSNN;
Hoàn thiện kế toán thuế TNDN phải tuân thủ pháp luật, không tách rời hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và phải lấy hệ thống chuẩn mực này làm nền tảng. Đặc biệt hoàn thiện kế toán thuế TNDN phải gắn liền với nội dung Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, Chuẩn mực này đã ra đời từ tháng 2 năm 2005, hướng dẫn thay đổi một số nội dung hạch toán kế toán thuế TNDN so với chế độ kế toán thuế TNDN trước đây là: Coi thuế TNDN là một khoản chi phí; các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng và khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng được ghi nhận là “Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”; các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế được ghi nhận là “Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả”.
Hoàn thiện kế toán thuế TNDN phải dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ làm, dễ theo dõi, phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” thuế TNDN được coi là một khoản chi phí, hoàn thiện như thế nào để một người không phải là cán bộ kế toán cũng có thể dễ dàng hiểu những vấn đề liên quan đó. Chẳng hạn Cổ đông trong Công ty cổ phần không phải ai cũng nắm được các nghiệp vụ kế toán nhưng họ muốn tự nhìn vào số liệu của đơn vị để hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Và coi thuế TNDN là một khoản chi phí nên thông qua chỉ tiêu này một số cơ quan có thể đánh giá được hiện tại đơn vị có số thuế TNDN như thế này thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được thể hiện qua số thuế TNDN đó. Kế toán là một trong những công cụ cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Đảm bảo các thông tin kinh tế biểu hiện ở các chỉ tiêu về thuế TNDN thực sự có ý nghĩa vừa phản ánh một cách trung thực đầy đủ, chính xác, kịp thời thuế TNDN vừa giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định quản lý có hiệu quả kịp thời đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp