Cấu tạo và chức năng của chi tiết đài khống chế.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các loại hình thiết bị của ngàng thông tin tín hiệu đường sắt , đường bộ hiện nay (Trang 37 - 40)

a) Bố trí mặt đài : trên mặt đài khống chế bố trí đường ghi và các cột tín

hiệu phù hợp với mặt bằng thực tế ga .

-Tại các mô hình cột tín hiệu gửi ở 2 đầu đường đón gửi có đặt nút ấn đường chạy như các nút L1N , LIIN , L3N , D6N .

-Các nút ấn đường chạy và nút ấn tín hiệu dùng loại 2 vị trí tự trả nó được đặt tên theo theo tên cột tín hiệu cạnh nút ấn.

-Có các nút định vị chung (NĐVC) và nút phản vị chung (NPVC) dùng loại nút ấn hai vị trí tự trả.

- Mỗi bộ ghi có một nút quay ghi ( NQ) loại 3 vị trí , ấn tự trả và kéo không tự trả .

- Mỗi ghi còn có đèn biểu thị ghi định vị (ĐĐV) mầu đỏ - Đèn báo ghi phản vị (ĐPV) mầu vàng .

- Mỗi hướng có một nút mở khoá trở ngại ( NMT ) dùng loại hai vị trí tự trả có kệp chì.

- Đồng hồ biểu thị dòng quay ghi .

- Đèn biểu thị nguồn của của MĐĐR ( Đèn đỏ)

- Mỗi yết hầu ghi có các nút ấn : Nút dẫn đường ( NZ) loại 2 vị trí tự trả có cặp chì , nút ấn ngắt nguồn khống chế ghi ( NCNG) loại 2 vị trí không tự trả và có đèn đỏ bên trên.

- Nút cảnh báo đứt sợi đốt chính ( NĐC ) loại hai vị không tự trả , phía trên có đèn biểu thị màu đỏ .

- Nút.huỷ bỏ chung dùng chung cho cả ga ( NHBC ) loại hai vị trí tự trả phía trên có biểu thị đèn màu đỏ .

- Nút mở khoá nhân công chung ( NMNC ) loại hai vị trí tự trả có cặp chì , có đèn biểu thị kéo dài 3 phút và đèn biểu thị kéo dài 30 giây ( màu đỏ ) .

- Nút ghi kẹt ( NGK ) loại hai vị trí không tự trả phía trên có đèn biểu thị màu đỏ .

- Nút biểu thị ghi ( NBG )loại hai vị trí không tự trả . - Nút nối băng sáng ( NBS ) loại hai vị trí tự trả .

- Khi có ghi nối trên đường đón gửi còn có nút điều khiển ghi tại chỗ ( NKC ) loại hai vị trí không tự trả .

- Nút còi ( NCo ) loại hai vị trí tự trả .

- Đèn biểu thị điều khiển ghi tại chỗ màu trắng . - Ngoài ra còn có nút đóng đường .

b)Thao tác và biểu thị .

*) Chuẩn bị đường chạy : chuẩn bị đường chạy bằng cách ấn nút đầu và nút cuối của đường chạy . Lúc đó ghi liên quan đến đường chạy tự động quay về vị trí qui định , khi quay xong thì tín hiệu của đường chạy được mở .

VD : + Nếu đón tàu số chẵn vào đường II thì ấn nút CN sau đó ấn nút L2N + Nếu gửi tàu vào đường số II thì ấn nút L2N sau đó ấn nút CN.

+ Nếu chuẩn bị đường chạy dồn tầu D4 vào đường 3 thì ấn nút D4N. Sau đó ấn nút L3N nếu dồn tầu từ đường 3 ra đến D4 thì ấn nút L3N sau đó ấn nút D4N .

Sau khi ấn nút đầu và nút cuối của đường chạy đèn biểu thị nút ấn sáng trắng nháy lúc này đường chạy đang chuẩn bị , khi chuẩn bị xong đèn tắt. Đường chạy đã được khoá băng sáng biểu thị đường đã chuẩn bị sáng trắng, khi tín hiệu của đường chạy mở thì mô hình đường chạy của đường chạy sáng lục ( hoặc trắng ) lúc đó cột tín hiệu của đường chạy đã mở tín hiệu cho phép.

* Mở lại các tín hiệu: Khi đường chạy đã xác lập xong nhưng đoàn tầu chưa đi vào cột tín hiệu nếu vì trở ngại mà tín hiệu đóng lại, khắc phục trở ngại xong nếu muốn mở lại cột tín hiệu chỉ cần ấn nút bắt đầu của đường chạy.

* Huỷ bỏ đường chạy: Muốn huỷ bỏ đường chạy đã được lập khi đoàn xe chưa đi vào MĐĐR tiếp cận của đường chạy thì cần ấn nút cùng một lúc nút huỷ bỏ chạy NHBC và nút bắt đầu đường chạy muốn huỷ bỏ. Khi đó tín hiệu sẽ được đóng lại và đường chạy được mở khoá.

* Mở khoá nhân công: Muốn huỷ bỏ đường chạy đã lập nhưng đoàn xe đã đi vào MĐĐR tiếp cận thì cùng lúc ấn nút mở khoá nhân công chung NMNC và nút bắt đầu đường chạy cầu mở khoá tín hiệu sẽ được đóng còn đường chạy được mở khoá sau một thời gian kéo dài.

* Mở tín hiệu dẫn đường: Nếu do trở ngại của mạch điện hoặc đón tầu vào nơi không có liên khoá thì phải mở tín hiệu dẫn đường cụ thể thao tác quay ghi về vị trí qui định. Sau đó cắt nguồn khống chế ghi NCNG để khoá ghi, ấn nút dẫn đường NZ tín hiệu vào ga được sáng đèn sữa khi tầu vào ga hoàn toàn thì kéo nút dẫn tín hiệu được đóng lại.

* Điều khiển ghi riêng lẻ và khoá ghi riêng lẻ:

Muốn thao tác riêng lẻ từng ghi thì cùng một lúc ấn nút định vị chung NĐVC hoặc phản vị chung và nút quay ghi của ghi đó. Muốn khoá ghi riêng biệt một bộ ghi nào đó thì kéo nút quay ghi NQ của bộ ghi đó lúc đó ghi đã bị khoá trên nút quay ghi NQ đó sáng đèn đỏ. Nếu muốn mở khoá thì ấn nút quay ghi vào thì đèn biểu thị khoá tắt.

* Mở khoá khi có trở ngại: Nếu do trở ngại mà không mở khoá ghi bình thường ( kể cả mở khoá nhân công ) thì mở khoá ghi theo cách có trở ngại. Khi đó ấn nút mở khoá ghi khi có trở ngại NMT ở cửa của nhóm đường chạy để mở khoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VD: Mở khoá trở ngại cho đường chạy chạy tầu phía lẻ thì ấn nút LNMT nhóm đường chạy dồn D1 dùng nút mở khoá khi trở ngại D1NMT.

* Thao tác nối biểu thị ghi và nối biểu thị băng sáng.

- Muốn xác định vị trí ghi thì ấn nút biểu thị ghi NBG nếu ghi định vị thì đèn sáng lục, các ghi phản vị thì đèn sáng trắng, kéo nút NBG thì đèn tắt.

- Muốn kiểm tra trạng thái của đường chạy ấn nút băng sáng NBS để toàn bộ các đường chạy hình thành sáng, thôi ấn nút thì băng sáng tắt .

* Thao tác báo kẹt ghi . Nếu trong ga có bộ ghi bị kẹt hay mất biểu thị thì đèn biểu thị kẹt ghi ĐGK sáng đỏ và chuông báo kẹt ghi CHGK kêu, lúc đó ấn nút ghi kẹt NGK, chuông ngừng kêu. Sau khi sửa chữa ghi xong đèn đỏ và chuông lại kêu. Kéo nút NGK ra chuông ngừng reo thiết bị trở lại bình thường .

* Thao tác khi sợi đốt chính của đèn đỏ đứt.

Nếu trong ga có sợi đốt chính của đèn đỏ đứt , đèn báo đứt sợi đó ĐĐS sáng mầu đỏ. Chuông báo đứt sợi đốt CH ĐS kêu, ấn nút sợi đốt NĐS để chuông ngừng kêu. Khi thay thế bóng dèn, đèn báo đứt sợi đốt tắt chuông lại kêu. Kéo nút NĐS ra, chuông ngừng kêu, thiết bị trở lại bình thường.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các loại hình thiết bị của ngàng thông tin tín hiệu đường sắt , đường bộ hiện nay (Trang 37 - 40)