Tệ hành chính quan liêu

Một phần của tài liệu “ MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC” (Trang 59 - 60)

II/ Hệ thống các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển Doanh

2.6 Tệ hành chính quan liêu

Các cá nhân không đợc tự do đầu t tiền của mình vào các doanh nghiệp hợp pháp, mà đầu tiên phải đợc nhà nớc cho phép thành lập, giải thể hay thay đổi giấy phép kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quá trình này là quá rắc rối .

Theo cơ chế hiện nay, muốn bắt đầu kinh doanh cần phải có giấy phép của sở kế hoạch đầu t tỉnh/ thành phố sau khi đã đợc uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố thông qua. Trên cơ sở những quy định của nhà nớc, uỷ ban nhân dân từng tỉnh/ thành phố cụ thể hoá thành những quy định chi tiết về cấp phép kinh doanh.

2.7 Về Luật Doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp với 10 chơng, 124 điều đã đợc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá X thông qua ngày 12/6/1999 và có hiệu lực từ ngày 01-01-2000 là sự cụ thể hoá thành luật các quyết định quan trọng của Hội nghị lần thứ 4 ban chấp

hành Trung ơng Đảng khoá VIII, trong đó quyền tự do kinh doanh theo pháp luật đã đợc Điều 57 của Hiến pháp 1992 khẳng định: Tạo môi trờng kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tiến tới xây dựng một luật duy nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp ra đời là kết quả của sự tổng kết thực tiễn phong phú 9 năm thực hiện Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp t nhânđợc ban hành năm 1990, đồng thời luật cũng tham khảo, tiếp thu một cách sáng tạo kinh nghiệm của các nớc trong khu vực và quốc tế trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế của nớc ta. Luật Doanh nghiệp ra đời đã làm cho số doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy vậy khi triển khai Luật Doanh nghiệp vẫn còn không ít khó khăn và cản trở đến sự phát triển toàn diện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nh: Hệ thống các văn bản pháp luật về kinh doanh cha đồng bộ, kỷ luật hành chính cha nghiêm; sức ỳ của bộ máy hành chính các cấp và của một bộ phận khá lớn các công chức. Không ít công chức trong bộ máy công quyền vẫn còn tỏ ra mơ hồ, xa lạ với những t tởng mới của Luật, vẫn còn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, cha chủ động thay đỗi phơng thức quản lý nhà nớc cho phù hợp với chủ trơng cải cách hành chính,...

Vấn đề mới nỗi lên trong quá trình thi hành Luật Doanh nghiệp là tiếp tục bổ sung, sửa đổi và xây dựng các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, với các chuẩn mực quốc tế và khu vực. Khắc phục tình trạng lạm phát các quy định, một số quy định còn chồng chéo, không rõ ràng, cha hợp lý và không khả thi đang tạo ra những cản trở lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên việc xử lý những vấn đề trên đòi hỏi phải có thời gian và những trãi nghiệp của thực tiễn trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nớc khu vực.

Một phần của tài liệu “ MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC” (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w