Mục đích của việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu “XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CỔ PHẦN HOÁ THÔNG QUA TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 208”. (Trang 52 - 53)

IV Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp

3.2. Mục đích của việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Xác định giá trị doanh nghiệp trong những trờng hợp khác nhau đều nhằm những mục đích khác nhau nhng đều phải đảm bảo có hiệu quả. Nếu lấy doanh nghiệp làm vị trí trung tâm thì việc xác định giá trị doanh nghiệp nhằm một trong những mục đích sau:

- Xác định giá trị thế chấp trong những trờng hợp cho vay khi doanh nghiệp là đối tợng cho vay.

- Xác định giá trị cổ phần trong trờng hợp doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá. - Trong trờng hợp sát nhập doanh nghiệp hoặc liên doanh, việc xác định giá trị doanh nghiệp để xác định giá trị vốn góp.

- Việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng đợc tiến hành trong những trờng hợp mua bán, giải thể, thanh lý doanh nghiệp toàn bộ hay một phần doanh nghiệp để xác định giá trị trao đổi. Doanh nghiệp là đối tợng mua bán trực tiếp.

Xác định giá trị doanh nghiệp luôn là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn ngay cả đối với những nớc có nền kinh tế thị trờng phát triển, thậm chí ngay cả ở các cơ quan kiểm toán. Nh trong công cuộc cải cách doanh nghiệp ở Đông Âu thì Chỉnh phủ và các doanh nghiệp đều thừa nhận xác định giá trị doanh nghiệp là một công việc vô cùng khó khăn và việc xác định giá trị ban đầu của họ đều sai lệch.

ở nớc ta, việc xác định giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp Nhà nớc cha phải là thờng xuyên nó chỉ đợc quan tâm khi có chơng trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nớc. Đã có rất nhiều văn bản hớng dẫn về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nớc thành công ty cổ phần trong đó hớng dẫn rõ về việc xác

định giá trị doanh nghiệp. Và gần đây nhất Bộ Tài chính đã ban hành Thông t 104/1998/TT-BTC hớng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển một số doanh nghiệp Nhà nớc thành công ty cổ phần. Tuy nhiên quá trình định giá doanh nghiệp qua 2 năm qua vẫn còn nhiều khó khăn do những nguyên nhân sau:

+ Điều kiện và cơ sở của việc xác định giá trị doanh nghiệp cha đợc thiết lập đầy đủ, đồng bộ, thiếu một hệ thống văn bản qui định và hớng dẫn cụ thể việc định giá các loại tài sản trong doanh nghiệp (đặc biệt là quyền sử dụng đất và lợi thế kinh doanh).

+ Thiếu một đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực, trình độ làm công tác định giá doanh nghiệp. ở Việt Nam đa phần là cha qua đào tạo chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, cộng với hệ thống văn bản pháp quy cha hoàn chỉnh nên dễ đa ra những kết luận mang tính chủ quan, ảnh hởng đến độ chính xác của kết quả định giá.

+ Công tác định giá doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào ngời mua (từ công tác chuẩn bị nh kiểm kê, đối chiếu công nợ,... đến việc thống nhất giá bán doanh nghiệp), lại mang tính chất khoán trắng, thiếu sự kiểm tra kiểm soát nên đã dẫn đến hiện tợng giá trị doanh nghiệp đợc định cha sát với thị trờng, chỉ bán trong nội bộ doanh nghiệp chứ không bán ra ngoài.

+ Phơng pháp định giá còn nghèo nàn, cha hợp lý.

Việc xác định giá trị trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nớc là một vấn đề phức tạp. Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xây dựng đợc một phơng pháp có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu “XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CỔ PHẦN HOÁ THÔNG QUA TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 208”. (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w